xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kinh tế thế giới suy thoái nặng nề

XUÂN MAI

Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo GDP toàn cầu giảm 5,2% trong năm 2020 bất chấp hàng ngàn tỉ USD đang được tung ra để hỗ trợ các công ty, thị trường tài chính và hoạt động tiêu dùng

Đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona chủng mới (Covid-19) cùng các biện pháp phong tỏa tại nhiều nơi đã khiến nền kinh tế thế giới rơi vào hỗn loạn. Với hơn 7 triệu người nhiễm Covid-19 trên toàn cầu hiện nay, chính phủ các nước khuyến cáo người dân ở nhà và nhiều doanh nghiệp đóng cửa.

Bất chấp việc các quốc gia đang dần mở cửa trở lại, Ngân hàng Thế giới (WB) hôm 8-6 dự báo trong năm nay, toàn cầu sẽ chứng kiến đợt suy thoái nặng nề nhất 80 năm qua.

Theo báo cáo "Triển vọng kinh tế toàn cầu" của WB, kinh tế thế giới dự kiến giảm 5,2% trong năm 2020. Cụ thể hơn, các nước kinh tế phát triển sẽ giảm 7%, trong đó khu vực đồng euro có mức giảm lên tới 9,1%. Các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi (EMDE) dự kiến giảm 2,5%, sự sụt giảm lần đầu tiên của nhóm này trong ít nhất 60 năm qua.

Thu nhập bình quân đầu người sẽ sụt giảm tại 90% số quốc gia, với mức giảm khoảng 3,6%, đẩy 70-100 triệu người rơi vào tình trạng nghèo đói cùng cực trong năm 2020. "Đây là viễn cảnh đáng buồn khi cuộc khủng hoảng sẽ để lại những vết sẹo khó lành trong thời gian ngắn" - bà Ceyla Pazarbasioglu (Phó Chủ tịch về tăng trưởng bình đẳng, tài chính và định chế tại WB) nhận định.

Đài CNN chỉ rõ những thách thức chờ thế giới phía trước là đầu tư sụt giảm, thương mại toàn cầu và các chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng; nghiêm trọng hơn cả là nhiều triệu người thất nghiệp.

Kinh tế thế giới suy thoái nặng nề - Ảnh 1.

Các nhân viên an ninh bên ngoài trung tâm mua sắm ở khu Manhattan, TP New York - Mỹ hôm 8-6 Ảnh: REUTERS

Các quan chức WB đề ra 2 kịch bản cho "sức khỏe" kinh tế toàn cầu. Trong trường hợp dịch Covid-19 kéo dài, kinh tế các nước phát triển sẽ suy giảm ở mức 8%-10% và con số này ở các nền kinh tế mới nổi là 5%. Nếu các biện pháp kiểm soát được dỡ bỏ phần lớn trong thời gian tới, sự sụt giảm kinh tế sẽ vào khoảng 4%, vẫn cao gấp đôi so với khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009.

Theo Reuters, ông Ayhan Kose, Trưởng bộ phận dự báo của WB, cho rằng kinh tế thế giới sẽ phục hồi chậm ở mức khoảng 1,3% trong năm tới nếu dịch bệnh chưa bị khống chế.

Hôm 8-6, một cuộc khảo sát hằng tháng của Hiệp hội Kinh tế Kinh doanh quốc gia Mỹ cảnh báo đợt bùng phát dịch Covid-19 thứ hai là mối đe dọa lớn nhất đối với kinh tế Mỹ. Trước đó cùng ngày, Cục Nghiên cứu Kinh tế quốc gia Mỹ (NBER) tuyên bố kinh tế nước này đã chính thức bắt đầu suy thoái vào tháng 2, chấm dứt quãng thời gian tăng trưởng dài kỷ lục gần 11 năm.

Hãng tin AP dẫn lời nhiều chuyên gia dự báo kinh tế Mỹ nhiều khả năng phải mất 2 năm hoặc hơn để đạt được mức độ sản xuất và tỉ lệ lao động có việc làm như thời điểm trước suy thoái. Tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ được dự báo vẫn ở mức 10% hoặc cao hơn vào cuối năm nay.

Không khá hơn, Ngân hàng Trung ương Pháp hôm 9-6 cho biết nước này sẽ mất 2 năm để vực dậy kinh tế từ cuộc suy thoái tồi tệ nhất thời hậu chiến. Gần 1 triệu lao động mất việc trong năm nay và tỉ lệ thất nghiệp có thể tăng kỷ lục lên 11,8% trong nửa đầu năm 2021.

Trong trường hợp Covid-19 tái bùng phát, nền kinh tế Pháp sẽ giảm 16% trong năm nay, sau đó tăng trưởng trở lại ở mức 6% vào năm 2021 và khoảng 4% vào năm 2022. Trong khi đó, báo cáo của WB dự báo nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Trung Quốc đạt mức tăng trưởng 1% trong năm nay, thấp hơn nhiều so với mốc 6,1% hồi năm ngoái. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo