Tuyên bố trên được đưa ra bất chấp một số thách thức về pháp lý vẫn còn tiếp diễn tại một số tòa án cấp thấp hơn.
Phán quyết của Tòa án Tối cao đồng nghĩa với việc lệnh cấm sẽ có hiệu lực đối với những người dân từ Chad, Iran, Libya, Somalia, Syria và Yemen muốn vào Mỹ. Lệnh cấm nhập cảnh của Tổng thống Donald Trump cũng có hiệu lực với những người đến từ Triều Tiên và một số quan chức chính phủ Venezuela.
Tòa án Tối cao cho phép lệnh cấm nhập cảnh mới nhất có hiệu lực hoàn toàn. Ảnh: Reuters
Với 7/9 vị thẩm phán đồng ý, Tòa án Tối cao đã cho phép thực hiện yêu cầu của chính quyền Tổng thống Donald Trump và xóa hai lệnh cấm từ tòa án cấp tiểu bang trước đó, cho phép thi hành toàn bộ lệnh cấm nhập cảnh mới nhất mà ông Donald Trump ban hành vào tháng 9.
Theo đài CNN, đây được xem là chiến thắng tạm thời của của Tổng thống Donald Trump trong cuộc chiến pháp lý về vấn đề di trú kéo dài suốt năm qua.
Tổng thống Donald Trump cho rằng lệnh cấm là cần thiết để bảo vệ Mỹ khỏi khủng bố bởi các tay súng Hồi giáo cực đoan.
Phản ứng sau thông tin trên, Bộ trưởng Tư pháp Jeff Session gọi phán quyết của Tòa án Tối cao là "thắng lợi đáng kể cho sự an toàn và an ninh của người dân Mỹ".
Ông Sessions nói rằng chính quyền ông Donald Trump cảm thấy phấn khởi khi đa số thẩm phán cho phép lệnh cấm của Tổng thống Donald Trump nhằm bảo vệ an ninh quốc gia có hiệu lực đầy đủ. Trong khi đó, Nhà Trắng cho biết không có gì ngạc nhiên về phán quyết của Tòa án Tối cao hôm 4-12.
Lệnh cấm nói trên đã gặp thách thức trong các vụ kiện riêng biệt ở bang Hawaii và Liên đoàn Quyền tự do dân sự Mỹ. Cả hai cho rằng lệnh cấm mới nhất, cũng giống như những lệnh cấm trước, phân biệt đối xử với người Hồi giáo, vi phạm Hiến pháp Mỹ và trái luật nhập cư.
Bình luận (0)