Để thực hiện ý đồ này, ngay trong năm 2015, Cục Thông tin Truyền thông số - DIGIM - sẽ được thành lập trên cơ sở văn phòng “Đài phát thanh Tự do” ở Cộng hòa Czech, cơ quan được Mỹ tài trợ.
Tổ chức và điều hành hoạt động của DIGIM sẽ là Hội đồng Các nhà quản trị phát thanh truyền hình (BBG), chuyên làm công việc phổ biến thông tin ở các quốc gia được đánh giá là thiếu các cơ quan báo chí độc lập.
DIGIM sẽ sử dụng ứng dụng tin nhắn WhatsApp để thu hút các đối tượng mới.
Ngoài ra, người Mỹ còn hoạch định dự án video Footage vs Footage (Cảnh chống cảnh) nhằm chống lại sự tuyên truyền của Nga.
DIGIM cũng sẽ thực hiện dự án nhắm vào kênh YouTube và địa chỉ Rus2Web để “tấn công” cánh nhà báo và nhà quay phim Nga.
Với kế hoạch như vừa nêu, trong năm tài chính kế tiếp sẽ bắt đầu từ ngày 1-10-2015, BBG có ý định chi 15,6 triệu USD cho cuộc chiến thông tin số với Nga.
Để so sánh, khoản tiền Mỹ chi cho cuộc đấu tranh chống lại ý thức hệ của nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) chưa bằng một nửa số tiền trên, chỉ 6,1 triệu USD.
Theo ông Yury Rogulev, giám đốc Quỹ Nghiên cứu Mỹ Franklin Roosevelt (Nga), người Mỹ không yên tâm trước sự kiện Nga gia tăng hoạt động trên lĩnh vực đối ngoại và đã đạt được thành công nhất định.
Ông nhận xét đài phát thanh truyền hình Đức Deutsche Welle và đài Radio Liberty của Mỹ thua kém đáng kể kênh Russia Today và các cơ quan báo chí tương tự của Nga.
Bình luận (0)