Người phát ngôn hải quân Mỹ James Stockman cho biết biện pháp di dời con tàu USS Guardian dài 68 m đã được đề xuất trong kế hoạch cứu hộ gửi đến giới chức Philippines vài ngày trước. Phía Mỹ cho rằng nếu đưa cả con tàu ra thì nguy cơ tổn hại rạn san hô và thân tàu là rất lớn. Ngoài ra, USS Guardian cũng có thể bị chìm trong quá trình “giải vây” - người phát ngôn Bộ chỉ huy Thái Bình Dương, Đại tá Darryn James, phát biểu.
Ông James Stockman cho hay: “Hải quân Mỹ đã đệ trình một kế hoạch cứu hộ, phá dỡ con tàu. Đây là giải pháp tốt nhất và ít gây thiệt hại nhất cho rạn san hô Tubbataha. Hạn chế thiệt hại cho rặng san hô là ưu tiên của chúng tôi. Chúng tôi đang phối hợp chặt chẽ với lực lượng bảo vệ bờ biển, hải quân và quan chức chính phủ Philippines để xúc tiến công việc".
Biện pháp di dời con tàu USS Guardian đã được gửi đến giới chức Philippines. Ảnh: AP
Một nhóm đánh giá tình hình làm việc trên tàu kể từ khi USS Guardian mắc cạn hôm 17-1. Ảnh: APHiện USS Guardian vẫn bị những con sóng xô đẩy, làm hỏng rạn san hô. Ảnh: REUTERS
USS Guardian va vào Tubbataha, một di sản thiên nhiên thế giới đã được UNESCO công nhận tại biển Sulu, vào ngày 17-1. Dự kiến sẽ mất hơn 1 tháng để tháo dỡ tàu. Ngoài nhiên liệu, nước thải và các vật liệu có thể gây tổn hại cho môi trường sẽ được đưa khỏi con tàu.
Hiện USS Guardian vẫn bị những con sóng xô đẩy, làm hỏng rạn san hô. Giám đốc văn phòng Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới tại Philippines Jose Maria Lorenzo Tan đồng ý rằng con tàu cần được dỡ bỏ vì không còn cách nào để di chuyển nó.
Mỹ có thể bị phạt 300 USD mỗi mét vuông san hô bị hư hại. Theo ước tính ban đầu của lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines, ít nhất 1.000 – 1.200 m² của rạn san hô bị hư hại.
Bình luận (0)