Trong vụ ngăn chặn hôm 20-10, hai máy bay phản lực F-18 Hornet của Canada xuất phát từ căn cứ không quân Siauliai ở Lithuania để giám sát một máy bay do thám Ilyushin-20 của Nga trong vòng 15 phút.
Sau khi xác định máy bay Nga bay trên không phận quốc tế và không xâm phạm lãnh thổ của các thành viên NATO, 2 chiếc F-18 Hornet quay trở về căn cứ.
Trước đó, quân đội Latvia thông báo một máy bay phản lực F-16 của NATO cũng được huy động để chặn một máy bay do thám Ilyushin-20 của Nga trên biển Baltic vào hôm 14-10.
Hiện NATO có 16 máy bay chiến đấu giám sát khu vực biển Baltic, thường xuyên kiểm tra “các máy bay không xác định hoặc có dấu hiệu thù địch” tại đây.
Liên quan đến vụ tàu ngầm Nga bị tình nghi lảng vảng trong quần đảo Stockholm –Thụy Điển, quân đội Thụy Điển tuyên bố nếu tìm ra chiếc tàu lạ, họ sẵn sàng “sử dụng vũ lực trong trường hợp cần thiết” để đối phó.
Thụy Điển đã huy động tàu chiến, tàu quét mìn, máy bay trực thăng và hơn 200 binh sĩ rà soát trong phạm vi cách thủ đô Stockholm 30 - 60 km nhưng cho biết đó chỉ là hoạt động thu thập tình báo. Vụ việc đang gợi lại bầu không khí của thời Chiến tranh lạnh trong khu vực.
Hơn một thập kỷ săn tìm tàu ngầm Liên Xô (cũ) những năm 1980 và đầu những năm 1990, Thụy Điển chưa một lần thành công bắt được tàu lạ, ngoại trừ một lần duy nhất chiếc tàu ngầm U137 mắc cạn gần một căn cứ hải quân lớn của nước này.
Một diễn biến đáng chú ý khác, người phát ngôn quốc hội Ba Lan Radoslaw Sikorski hôm 21-10 đính chính ông đã “nhớ lầm” khi nói với một phóng viên rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất Warsaw và Moscow cùng chiếm Ukraine sau đó chia chác với nhau.
Ông Sikorski nói trong một cuộc phỏng vấn với trang Politico của Mỹ ngày 19-10 về buổi gặp mặt giữa hai nhà lãnh đạo Nga và Balan ở Moscow. Ông Putin đưa ra đề nghị với tổng thống Ba Lan lúc đó là Donald Tusk.
Tuy nhiên, ông Sikorski hôm 21-10 đính chính lại không có cuộc họp nào ở Moscow giữa hai ông Tusk và Putin.
Bình luận (0)