Sau khi chỉ trích ông Putin vi phạm luật pháp quốc tế với “hành động can thiệp quân sự không thể chấp nhận được” ở khu vực Crimea, bà Merkel đề xuất ý tưởng thiết lập “nhóm đối thoại” và theo người phát ngôn chính phủ Đức Georg Streiter, ông chủ điện Kremli đã ủng hộ ý kiến trên.
Mặc dù không rõ đề nghị cụ thể của Thủ tướng Đức nhưng hãng tin AP cho biết bà Markel đề cập đến vấn đề “tham vấn song phương và đa phương nhằm mục đích hợp tác để bình thường hóa cuộc khủng hoảng chính trị - xã hội ở Ukraine”.
Đức: Tổng thống Nga Putin chấp nhận đối thoại với Ukraine. Ảnh: Carnegie Europe
Trong một tuyên bố đến từ điện Kremli, Tổng thống Putin đã bảo vệ hành động của Nga trong việc chống lại các tổ chức vũ trang Kiev và khẳng định điều đó là hoàn toàn đúng đắn. Ông cũng nhấn mạnh với bà Markel rằng những công dân Nga và cộng đồng nói tiếng Nga đang phải đối mặt “mối đe dọa bạo lực”.
Trước đó, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cho biết Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu có thể vào cuộc để tìm hiểu thực tế những gì đang xảy ra ở Crimea và đông Ukraine.Ông nói thêm rằng "nhóm liên lạc" quốc tế, trong đó có các nước châu Âu, có thể là cả Liên Hiệp Quốc cùng với Nga và Ukraine – sẽ cùng tìm ra giải pháp.
Phát ngôn viên Streiter tiết lộ nhóm có khả năng do OSCE - một tổ chức bao gồm 57 quốc gia, dẫn đầu, trong đó bao gồm Liên minh châu Âu, Nga, Ukraine và Mỹ.
“Mục đích cuối cùng là binh sĩ Nga phải quay trở về doanh trại của họ” - Ngoại trưởng Steinmeier phát biểu trên đài truyền hình ARD.
Vào ngày 3-3, các ngoại trưởng EU sẽ gặp nhau để thảo luận về cuộc khủng hoảng.
Trong khi đó, 27 thành viên của Hội đồng nhân quyền Nga đã đồng loạt kêu gọi Tổng thống Vladimir Putin ngừng cuộc xâm lược vào khu vực Crimea vì có thể đặt người dân vào tình cảnh nguy hiểm.
“Theo ý kiến của chúng tôi, hành động sử dụng lực lượng quân sự và vi phạm chủ quyền một nước láng giềng, đồng thời không làm tròn nghĩa vụ quốc tế của Nga là hoàn không phù hợp” – EU tuyên bố.
Bình luận (0)