"Thật nực cười. Họ không còn là thành viên, họ không có quyền kích hoạt trở lại mọi biện pháp trừng phạt của LHQ nhằm vào Iran" – ông Nebenzia khẳng định.
Trước đó, vào năm 2015, Mỹ, Nga, Trung Quốc, Đức, Anh và Pháp ký thỏa thuận hạt nhân với Iran. Theo đó, Tehran đồng ý ngừng phát triển vũ khí hạt nhân để được nới lỏng các biện pháp trừng phạt.
Đến năm 2018, Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận này, nói rằng đây là "thỏa thuận tồi tệ nhất" từng được ký dưới thời người tiền nhiệm Barack Obama.
Theo Reuters, Hội đồng Bảo an LHQ đã bảo vệ thỏa thuận nêu trên bằng một nghị quyết mà trong đó, Mỹ vẫn được xem là một thành viên kể cả khi họ rời thỏa thuận.
Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran vào năm 2018. Ảnh: Reuters
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tháng rồi khẳng định ngôn từ của nghị quyết này "rõ ràng" và "quyền lợi dành cho thành viên của nghị quyết hiện vẫn được đảm bảo đầy đủ". Ông Pompeo ám chỉ quyền lợi của một thành viên về việc kích hoạt nhanh chóng mọi biện pháp trừng phạt của LHQ nhằm vào Iran.
Các nhà ngoại giao khẳng định Mỹ sẽ đối mặt với một cuộc chiến phức tạp nếu họ tìm cách kích hoạt trở lại các biện pháp trừng phạt, trong đó có lệnh cấm vận vũ khí nhằm vào Iran. Hiện vẫn chưa rõ bằng cách nào hoặc liệu một thành viên của Hội đồng Bảo an LHQ có thể ngăn chặn được nỗ lực nêu trên hay không.
Đại sứ Nebenzia khẳng định Mỹ nên cân nhắc liệu nỗ lực này có đáng hay không, nói rằng: "Việc kích hoạt trở lại chắc chắn sẽ đặt dấu chấm hết cho thỏa thuận hạt nhân Iran…Các cuộc thanh tra của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế cũng sẽ chấm dứt. Liệu Mỹ có nhận được lợi ích khi điều này xảy ra?".
Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc (LHQ) Vassily Nebenzia. Ảnh: Reuters
Bình luận (0)