xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nga - Mỹ trở lại Chiến tranh lạnh?

LỤC SAN

Năm quốc gia Bắc Âu tuyên bố tăng cường đoàn kết với các nước Baltic để đối phó “mối đe dọa” từ phía Nga

Mỹ và Nga đang trong tình trạng căng thẳng kiểu Chiến tranh lạnh khi 2 bên liên tục phô diễn sức mạnh dọc theo mạn sườn phía Đông khối NATO.

Lầu Năm Góc cho biết khoảng 3.000 quân Mỹ sẽ tham gia các cuộc tập trận ở Đông Âu trong năm nay. Con số này chẳng thấm vào đâu so với hàng trăm ngàn quân Mỹ đã rút khỏi châu Âu kể từ khi chấm dứt Chiến tranh lạnh. Thế nhưng, quân đội Mỹ lại đang diễn tập tại nơi từng được xem là sân sau của Moscow và Điện Kremlin đánh giá sự mở rộng về phía Đông của NATO là mối đe dọa an ninh hàng đầu đối với nước này.

Ngược lại, người dân các nước Baltic xem sự hiện diện của lính Mỹ là nguồn an ủi. Mấy tháng nay, hàng trăm xe bọc thép, xe tăng và trực thăng của Mỹ đã kéo đến Estonia, Latvia và Lithuania - với tổng dân số chỉ trên 6 triệu người, quân đội tí hon, không chiến đấu cơ hay xe quân sự.

 

Lực lượng phòng không không gian Nga tham gia cuộc tập trận chiến thuật ở vùng Astrakhan, quân khu miền Nam, đầu tháng 4 năm nayẢnh: MINOBORONY.RF

Lực lượng phòng không không gian Nga tham gia cuộc tập trận chiến thuật ở vùng Astrakhan,

quân khu miền Nam, đầu tháng 4 năm nayẢnh: MINOBORONY.RF

 

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich lo ngại cuộc tập trận đang diễn ra ở Baltic của NATO là dấu hiệu báo trước kế hoạch triển khai thường trực loại máy bay ném bom được trang bị vũ khí hạt nhân sát biên giới Nga. Moscow cũng cho rằng Washington vi phạm thỏa thuận trước đây giữa Nga và NATO khi đưa xe bọc thép đến Đông Âu. Tuy nhiên, nữ phát ngôn viên NATO Carmen Romero nhấn mạnh các cáo buộc của Moscow không có cơ sở, đồng thời nhận định Nga đã vi phạm thỏa thuận trên qua những hoạt động ở Ukraine.

Không chịu thua kém, Nga cũng gia tăng hoạt động quân sự ở khu vực biển Baltic trong năm qua, cũng như tổ chức hàng loạt cuộc tập trận lớn gần biên giới Estonia và Latvia. Bộ Quốc phòng Nga ngày 10-4 cho biết cuộc tập trận chiến thuật có bắn tên lửa phòng không S-300 đã diễn ra ở vùng Astrakhan, phía Đông Nam đồng bằng Đông Âu, với sự tham gia của lực lượng phòng không không gian.

Báo Vzglyad cho biết mỗi năm, quân đội Nga tiến hành gần 3.500 cuộc tập trận với các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, tuyên bố không hề có mối liên quan nào giữa những đợt kiểm tra bất ngờ tính sẵn sàng chiến đấu của quân đội Nga với sự tăng cường hoạt động của NATO ở Đông Âu.

Theo hãng tin RIA Novosti, trong bối cảnh quân đội Nga liên tiếp tập trận và thực hiện chương trình tái vũ trang, 5 nước Bắc Âu - Na Uy, Iceland, Đan Mạch, Phần Lan và Thụy Điển - tuyên bố mở rộng hợp tác quân sự để đối phó với “mối đe dọa” từ Nga. Tuyên bố chung công bố ngày 9-4 khẳng định Bắc Âu phải chuẩn bị cho các cuộc khủng hoảng hoặc sự cố do Nga gây nên, đồng thời bắt tay chặt chẽ hơn với các nước Baltic để cải thiện an ninh khu vực.

Song song đó, NATO hôm 9-4 đã hoàn tất cuộc sát hạch đầu tiên đối với lực lượng phản ứng nhanh của khối - vừa được thành lập để đối phó những thách thức mới từ Nga. Theo kênh Fox News, khoảng 150 binh sĩ thuộc Tiểu đoàn Không quân 43 của Cộng hòa Czech cũng như 900 binh sĩ Đức và 200 binh sĩ Hà Lan đang được huấn luyện để sẵn sàng chiến đấu trong vòng 48 giờ, so với thời gian tiêu chuẩn trước đây của NATO là 10-80 ngày. Các đơn vị này sẽ đến Ba Lan để tiếp tục diễn tập vào tháng 6 tới. Sau đó, khoảng 25.000 binh sĩ NATO sẽ hoàn tất quá trình luyện tập của lực lượng mới này ở Ý, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha trong tháng 10 và 11-2015.

Trong một diễn biến khác, Hội đồng An ninh quốc gia Ukraine ngày 9-4 cho biết đã soạn thảo học thuyết quân sự mới, trong đó lên án “hành động xâm lược” của Nga và khẳng định quyết tâm gia nhập NATO.

 

Lầu Năm Góc sợ mất lợi thế

Quân đội Mỹ có nguy cơ mất lợi thế về công nghệ nếu không đầu tư vào nghiên cứu cũng như tìm ra cách thức đẩy nhanh tốc độ chế tạo vũ khí tiên tiến. Ông Frank Kendall, người phụ trách mua sắm vũ khí của Lầu Năm Góc, đưa ra cảnh báo trên trong một báo cáo công bố hôm 9-4. “Những đối thủ tiềm tàng đang thách thức vị trí dẫn đầu của Mỹ về khả năng quân sự truyền thống theo những cách thức chưa từng có kể từ thời Chiến tranh lạnh” - báo cáo viết. Trong khi đó, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Work cho rằng quân đội nước này cần hành động khẩn cấp sau hơn 3 năm đầu tư không đúng mức cho phát triển vũ khí và khả năng quân sự mới, khiến “sự ưu việt về công nghệ của Mỹ bị xói mòn”.

Cảnh báo trên được đưa ra khi Lầu Năm Góc công bố một sáng kiến mới nhằm cải thiện hoạt động phát triển vũ khí, giảm bớt thủ tục giấy tờ và khai thác những thành tựu công nghệ trong lĩnh vực tư nhân. Theo ông Kendall, đã xuất hiện một số ý tưởng về phương hướng phát triển vũ khí Mỹ thời gian tới, như: tập trung hơn vào sự tự động hóa và công nghệ robot, cải thiện khả năng cộng tác giữa các nền tảng vũ khí khác nhau, chú trọng phát triển vũ khí tầm xa... Tuy nhiên, theo Reuters, quan chức này chỉ ra rằng một trong những trở ngại chính đối với tham vọng duy trì sự vượt trội của công nghệ quốc phòng Mỹ chính là... thiếu tiền trong bối cảnh ngân sách quốc phòng hạn hẹp.

Phương Võ

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo