Về phía cử tri, 130.637 phụ nữ đăng ký bỏ phiếu, so với con số này ở nam giới là khoảng 1,35 triệu người.
Dẫu số lượng còn rất khiêm tốn nhưng đây vẫn là cột mốc quan trọng tại Ả Rập Saudi, quốc gia duy nhất cấm phụ nữ lái ô tô và là nước sau cùng trên thế giới cho phép họ tham gia bầu cử.
Tuy vậy, các nữ ứng viên không được giao tiếp với cử tri nam, phải phát biểu sau màn che hoặc nhờ một người đàn ông làm đại diện trong chiến dịch tranh cử. Cử tri nữ phải bỏ phiếu tại hơn 400 (trong tổng số hơn 1.200) điểm bỏ phiếu dành riêng cho họ.
Bỏ phiếu ngay sau giờ mở cửa (8 giờ sáng, giờ địa phương), cô Hatoon al-Fassi không kìm được niềm vui sướng: “Tôi không lo chuyện không có người phụ nữ nào trúng cử. Điều quan trọng là những gì chúng tôi đang được trải nghiệm”. Còn TS Amal Badreldin al-Sawari, một bác sĩ nhi khoa 60 tuổi, bộc bạch: “Tôi tranh cử không phải để giành chiến thắng. Chỉ riêng chuyện tôi ra ứng cử đã là chiến thắng rồi”.
Từ năm 1965-2005, Ả Rập Saudi không tổ chức bầu cử và cuộc bỏ phiếu hôm 12-12 là lần thứ ba kể từ khi vương quốc thành lập.
Tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW) cho biết giới chức Riyadh lần đầu tiên đề xuất cho phụ nữ bỏ phiếu vào năm 2005 và đến năm 2011, Quốc vương Abdullah ra sắc lệnh cho phép. Trước khi qua đời hồi tháng 1-2015, ông bổ nhiệm 30 phụ nữ vào Hội đồng Shura - cơ quan tư vấn tối cao của vương quốc.
Dù chậm nhưng vai trò của phụ nữ tại Ả Rập Saudi ngày càng mở rộng với lực lượng lao động nữ tăng từ 23.000 người (năm 2004) lên hơn 400.000 người (năm 2015), theo số liệu của chính phủ nước này.
Bình luận (0)