Kết quả cho thấy chỉ khoảng 30% số người được hỏi tin tưởng người lạ trên đường phố và 24% tin người lạ qua mạng.
Ma Jinxin, 27 tuổi, đến từ Bắc Kinh cho biết anh đã gặp khó khăn khi gây dựng lòng tin với một người lạ ở ga xe lửa. Trong một chuyến công tác trở về Bắc Kinh, Ma có việc cần liên lạc gấp với một người bạn nhưng điện thoại hết pin. Anh hỏi mượn điện thoại của một người đàn ông ngồi bên, nhưng người này từ chối và bảo anh tìm điện thoại công cộng.
“Tôi nghĩ chúng ta có xu hướng hoài nghi bất cứ người lạ nào xin được giúp đỡ vì gia đình và nhà trường dạy chúng ta như thế. Khi thấy một người ăn xin trên đường, suy nghĩ đầu tiên nảy ra trong đầu mọi người là liệu họ có giả dạng”.
Khi được yêu cầu nêu tên tổ chức mà họ thường tin cậy, 69% cho biết là chính phủ, 64% tin ở các phương tiện thông tin đại chúng, 57,5% tin ở các tổ chức phi chính phủ nhưng chỉ có 52% tin ở các tổ chức thương mại.
Nghiên cứu cũng cho thấy sự thiếu tin cậy phát triển mạnh giữa các nhóm xã hội khác nhau, đặc biệt là giữa các quan chức chính phủ và các công dân bình thường, giữa bác sĩ và bệnh nhân.
Một quan chức từ Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang nói với tờ Nhật Báo Trung Hoa rằng một trong những lý do khiến mối quan hệ giữa các quan chức chính phủ và dân thường căng thẳng là do vấn đề đô thị hóa, quy hoạch đất đai, nhà cửa gây bất đồng.
Ngoài ra, cuộc nghiên cứu còn cho thấy ở Trung Quốc, những thành viên trong gia đình được xem là những người đáng tin tưởng nhất, tiếp đến là bạn thân và người quen.
Wang Junxiu, đồng biên tập viên "sách xanh" của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho biết sự sụt giảm niềm tin giữa người và người ở Trung Quốc có thể dẫn đến việc lãng phí tài nguyên. Để hạn chế tình trạng này, ông Wang kêu gọi chính phủ nước này đảm bảo quyền hạn cho người dân, theo dõi chặt chẽ và trừng trị nghiêm khắc những kẻ hoạt động lừa đảo trong xã hội.
Bình luận (0)