Trong số đó, khoảng 40 tỉ yen sẽ được dùng để hỗ trợ cộng đồng người thiểu số ở Myanmar. “Chúng tôi hi vọng số tiền viện trợ này giúp kiến tạo hòa bình ở nhiều khu vực tại Myanmar” – ông Abe phát biểu tại cuộc họp báo ở Tokyo cùng bà Aung San Suu Kyi, Cố vấn Nhà nước Myanmar.
Theo các quan chức Nhật Bản, phần tiền còn lại sẽ được chi cho những lĩnh vực khác, như sân bay, dự án điện,,,
Bà Suu Kyi đang có chuyến thăm Nhật Bản để tìm kiếm các khoản đầu tư, viện trợ cho Myanmar. Nước này cũng cần mối quan hệ song phương mạnh mẽ với Nhật Bản để làm đối trọng với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của mình.
Bà Aung San Suu Kyi và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại cuộc họp báo hôm 2-11. Ảnh: REUTERS
Ở chiều ngược lại, Nhật Bản tỏ ra hào hứng trước cơ hội giúp Myanmar đáp ứng những nhu cầu về hạ tầng và phát triển trong nước. Gần 50 năm quản lý kinh tế yếu kém của chính quyền quân sự khiến hạ tầng giao thông và điện xuống cấp.
Nhật Bản chưa từng áp đặt lệnh trừng phạt thương mại và tài chính nhằm vào Myanmar. Không những thế, Tokyo còn có sự hiện diện đáng kể tại quốc gia Đông Nam Á này, đặc biệt là tại Đặc khu Kinh tế Thilawa.
Hai tuần trước, bà Suu Kyi cam kết sẽ ban hành khung pháp lý minh bạch cho các nhà đầu tư nước ngoài và mở ra cơ hội trong các lĩnh vực chưa được khai thác hết tiềm năng.
Cam kết này được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama hồi tháng 9 thông báo sẽ dỡ bỏ hầu hết biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Myanmar.
Bình luận (0)