xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhật khóa van “bí mật quốc gia”

MỸ NHUNG

Phóng viên lo ngại có thể bị bỏ tù khi điều tra về sai phạm của chính quyền như trong thảm họa hạt nhân ở Fukushima hay quan hệ Nhật - Trung

Ngày 25-10, nội các Nhật Bản đã thông qua dự luật tăng nặng hình phạt đối với tội tiết lộ bí mật quốc gia bất chấp hàng chục người bám trụ bên ngoài dinh thự của Thủ tướng Shinzo Abe trong mưa để phản đối đến phút cuối. Một người biểu tình nói: “Chúng tôi phản đối đến cùng dự luật này. Bạn có thể bị trừng phạt chỉ vì tiết lộ những điều cần được đưa ra trước công luận”.

Theo dự luật này, án tù tối đa cho tội tiết lộ bí mật quốc gia là 10 năm (đối với công chức) và 5 năm (đối với nhà báo). Mức án hiện nay tối đa là 1 năm, trừ quan chức quốc phòng có thể ngồi tù 5 năm, thậm chí 10 năm nếu thông tin bắt nguồn từ quân đội Mỹ. Các thông tin thuộc dạng mật cũng được mở rộng thành 4 lĩnh vực gồm quốc phòng, ngoại giao, phản gián, chống khủng bố thay vì chỉ quốc phòng như bây giờ. Đáng nói là quan chức hàng đầu của tất cả các bộ đều có quyền dán nhãn “bí mật quốc gia” trong thời hạn 5 năm và gia hạn 5 năm nữa.

Dự luật đã được trình lên quốc hội Nhật cùng ngày và được hối thúc thông qua càng sớm càng tốt, theo Chánh Văn phòng Nội các Yoshihide Suga. Nguyên nhân bởi đây là cơ sở hoạt động sống còn của một cơ quan tương tự Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ mà Thủ tướng Shinzo Abe đang muốn thành lập nhằm tích hợp thông tin an ninh và ngoại giao.
 
img
Theo giới phân tích, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đang muốn che giấu sai phạm của chính quyền
Ảnh: REUTERS

Đi đầu phản đối dự luật là Liên đoàn Các hiệp hội luật sư Nhật (JFBA). Dù dự luật có nói quy trình chọn lọc bí mật quốc gia cần được “cân nhắc thận trọng để bảo đảm quyền tự do báo chí khi phục vụ cho nhu cầu được biết của công chúng” nhưng Chủ tịch JFBA Kenji Yamagishi cho rằng như thế quá trừu tượng. “Dự luật chưa định ra một cơ quan độc lập để kiểm tra quy trình xác định bí mật quốc gia” - ông Yamagishi nói.

Báo giới Nhật Bản lo ngại các phóng viên có thể bị bỏ tù khi điều tra về các sai phạm của chính quyền, cụ thể như trong thảm họa hạt nhân ở Fukushima hay trong quan hệ Nhật - Trung. Chính báo chí đã phát hiện Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) - đơn vị quản lý Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima 1 - che giấu vụ rò rỉ nước nhiễm phóng xạ ra Thái Bình Dương hồi tháng 7 vừa qua. “Có thể đây là mục đích thật của ông Abe - che giấu các sai phạm của chính phủ liên quan đến thảm họa Fukushima cũng như sự cần thiết của năng lượng hạt nhân” - ông Koichi Nakano, giáo sư chính trị học của ĐH Sophia, nhận định.

Còn giáo sư luật Lawrence Repeta của ĐH Meiji nói: “Các thế lực chính trị đang muốn kiểm soát người dân nhiều hơn”. Còn nhớ, vào năm 2010, chính phủ Nhật - khi ấy do Đảng Dân chủ (DP) dẫn dắt - không muốn công khai đoạn video quay cảnh tàu cá Trung Quốc va chạm tàu tuần tra Nhật trên biển Hoa Đông để tránh làm căng thẳng quan hệ Nhật - Trung nhưng không thành.

Nội các Nhật thông qua dự luật này đúng vào thời điểm cuộc tranh cãi về các bí mật chính phủ đang bùng phát sau vụ “người thổi còi” Edward Snowden tung hê các thông tin tình báo của Mỹ. Bản thân Tokyo đã bị Washington phàn nàn nhiều năm liền vì hay để rò rỉ thông tin mật.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo