Dù biết rõ những phụ nữ này bị ép buộc nhưng ông Hashimoto vẫn nói họ cần làm vậy để “giải trí” cho những binh lính đang đánh đổi mạng sống.
“Trong hoàn cảnh đạn bắn như mưa, binh lính có thể mất mạng bất cứ lúc nào. Để họ có chút thư giãn trong tình cảnh đó thì một hệ thống phụ nữ phục vụ là cần thiết. Ai cũng có thể hiểu điều đó” – truyền thông Nhật dẫn lời ông Hashimoto hôm 13-5.
Ông Hashimoto được nhận định là có thể trở thành thủ tướng Nhật Bản. Ảnh: BBC
Ông này còn nói Nhật không phải là nước duy nhất thiết lập “hệ thống” này nhưng lại phải chịu trách nhiệm. Dù vậy, ông Hashimoto nói ông ủng hộ tuyên bố xin lỗi về các tội ác chiến tranh mà Nhật gây ra ở châu Á, trong đó có nô lệ tình dục, được Thủ tướng Tomiichi Murayama đưa ra năm 1995.
Ước tính có khoảng 200.000 phụ nữ tại các nước bị Nhật chiếm đóng đã phải bước vào con đường ô nhục. Nhiều nhất là phụ nữ Trung Quốc và Hàn Quốc, ngoài ra còn có Philippines, Indonesia và Đài Loan.
Cách Nhật Bản tự nhìn nhận về vai trò của họ trong cuộc chiến là nguồn gốc gây mâu thuẫn thường xuyên với các nước láng giềng.
Ngay lập tức sau phát biểu của ông Hashimoto, các nghị sĩ và nhóm nhân quyền tại Nhật lên tiếng chỉ trích. Hàn Quốc cũng nhanh chóng phản ứng khi hãng tin Yonhap dẫn lời một quan chức cấp cao chính phủ lên án ông Hashimoto “thiếu nghiêm trọng kiến thức lịch sử và sự tôn trọng nhân quyền”.
Một cô gái Trung Quốc từng bị giữ trong một đơn vị quân đội Nhật tại Myanmar năm 1945.
Ảnh: No. 9 Army Film & Photographic Unit
Ông Hashimoto là đồng sáng lập Đảng Khôi phục Nhật Bản theo đường lối dân tộc chủ nghĩa. Ông từng là tỉnh trưởng trẻ nhất trong lịch sử Nhật Bản trước khi đắc cử chức thị trưởng Osaka, một trong những thành phố lớn nhất nước. Năm ngoái, ông cũng gây xôn xao khi tuyên bố Nhật Bản cần “một nền độc tài”.
Sau phát biểu về “nô lệ tình dục” ngày 13-5, ông Hashimoto còn khuyên lính Mỹ đóng tại Okinawa nên “tận dụng ngành công nghiệp giải trí người lớn” để giảm các vụ tấn công tình dục đối với phụ nữ địa phương.
Bình luận (0)