xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Những nụ cười xuyên qua địa ngục

Đỗ Quyên - Xuân Mai- Huệ Bình

(NLĐO)- Họ phải sống trong sợ hãi, chịu đựng nỗi đau phải rời bỏ quê nhà vì chiến tranh, thế nhưng những bức ảnh ấm lòng này lại cho thấy một góc hoàn toàn khác: đó là nụ của những đứa trẻ vẫn thật hồn nhiên dù chúng sớm phải đi qua “địa ngục” đau thương.

Hàng trăm ngàn người trốn chạy bàn tay chết chóc của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn hơn cho gia đình và những người thương yêu ở châu Âu.

Nhiều người đi qua cả “địa ngục” để tới với miền đất hứa, ngủ lay lắt trên nhưng con đường tê lạnh hay tạm ngả lưng trên các phương tiện giao thông công cộng chỉ vì muốn mang lại điều tốt nhất cho gia đình.

Tuy nhiên, dù tương lại mờ mịt phía trước, những nụ cười bắt gặp trên gương mặt trẻ thơ của những cô bé đang cùng gia đình đi về phía Địa Trung Hải để tìm cơ hội tới các nước như Pháp hay Anh, được cho là những khoảnh khắc tươi sáng giữa bóng tối ngập ngụa.

Trong một bức ảnh khiến người ta không khỏi xúc động, cô gái bé nhỏ nở nụ cười long lanh trước ống kính giữa cuộc sống bề bộn và mệt mỏi trong một trại tị nạn ở quân Akkar thuộc Lebanon, gần biên giới Syria. Hơn 260 ngàn người tị nạn đang tá túc trại trại này .


Cô gái bé nhỏ nở nụ cười long lanh trước ống kính giữa cuộc sống bề bộn và mệt mỏi trong một trại tị nạn ở quân Akkar thuộc Lebanon. Ảnh: Daily Mail

Cô gái bé nhỏ nở nụ cười long lanh trước ống kính giữa cuộc sống bề bộn và mệt mỏi trong một trại tị nạn ở quân Akkar thuộc Lebanon. Ảnh: Daily Mail

 

Đảo Lesbos của Hy Lạp cũng trở thành một điểm đến cho nhiều người tị nạn trốn chạy chiến tranh ở Iraq Afghanistan và Syria. Năm ngoái, 500 ngàn người chạy sang châu Âu và riêng trong tháng 10-2015, 200 ngàn người đã cập bến tại Lesbos.


Cô bé nhoẻn miệng cười khi được một tình nguyện viên bế ra khỏi thuyền sau hành trình tới Lebros. Ảnh: Daily Mail

Cô bé nhoẻn miệng cười khi được một tình nguyện viên bế ra khỏi thuyền sau hành trình tới Lebros. Ảnh: Daily Mail

 

Khoảng 4/5 các gia đình, trong đó nhiều gia đình có con nhỏ, phải cắn răng trả những khoản tiền đáng giá cả gia tài của họ cho bọn buôn người để vượt biển từ Hy Lạp tới Thổ Nhĩ Kỳ.

Nụ cười rạng rỡ của cô bé Palia trong bức ảnh chơi đùa với bong bóng xà bông bên bờ biển Lesbos hẳn sẽ tiếp thêm sức mạnh cho nhiều người. Ít ai biết rằng cô bé này đã phải chui trong chiếc thuyền đơn sơ và rơ ráy để vượt hơn 10 km đường biển trải rộng trên biển Aegean. Không ít người cũng chọn đó là con đường trung chuyển chính để tới châu Âu.


Nụ cười rạng rỡ của cô bé Palia tinh nghịch. Ảnh: Daily Mail

Nụ cười rạng rỡ của cô bé Palia tinh nghịch. Ảnh: Daily Mail

 

Tuy nhiên, nguy hiểm bủa vây khắp nơi. Hàng trăm người đã thiệt mạng hoặc mất tích trên hành trình tìm nơi bình yên này.

Còn đối với nhiều người, sẽ phải mất rất lâu mới có thể định cư. Và giống như cậu bé trốn trong chăn trong một bức ảnh dễ thương này, họ sẽ phải đăng ký vào các trại tị nạn như ở Moria (trên đảo Lebros) trước khí có thể đi tiếp.


Nụ cười hiền lành của cậu bé trốn trong chăn. Ảnh: Daily Mail

Nụ cười hiền lành của cậu bé trốn trong chăn. Ảnh: Daily Mail

 

 

Hàng cứu đói đã tới Madaya

Hàng viện trợ hôm 11-1 đã tới tay của những người mắc kẹt trong 6 tháng qua ở Madaya mà không nhận được viện trợ nào kể từ tháng 10-2015. Nơi này vốn bị phiến quân bao vây nhiều tháng qua. Có thông tin những người đây sẽ bị giết hại nếu cố trốn thoát khỏi thị trấn này.

Việc phân phát hàng viện trợ diễn ra suốt đêm cho khoảng 40.000 người bị mắc kẹt tại đây đang có nguy cơ chết đói.

Các xe tải viện trợ cũng đã đến hai ngôi làng bị phiến quân bao vây ở tỉnh Idlib theo thỏa thuận của các bên tham chiến. Tình hình ở Foah và Kefraya cũng không khá hơn, ước tính khoảng 20.000 người bị mắc kẹt ở đó kể từ tháng 3-2015. Ông Pawel Krzysiek, thành viên ICRC ở Madaya, cho biết: “Một số người đã cười và vẫy tay khi nhìn thấy chúng tôi trong khi những người còn lại quá yếu và mệt mỏi đến nỗi không đủ sức biểu hiện sự vui mừng”.

Tổ chức Bác sĩ không biên giới (MSF) cho biết có khoảng 28 người, bao gồm 6 trẻ em chưa đến 1 tuổi, đã chết đói ở Madaya kể từ ngày 1-12-2015. Ông de la Vigne, nhân viên MSF, cho biết hơn 250 người bị suy dinh dưỡng nặng.

Khoảng 44 xe tải viện trợ của Liên Hiệp Quốc, Ủy ban quốc tế Hội Chữ thập đỏ (ICRC), Hiệp hội Trăng lưỡi liềm đỏ Syria và Chương trình Lương thực Thế giới đã khởi hành từ thủ đô Damacus đến Madaya để giải cứu.

 

 

Người di cư bị "trả về"

Đức ngày 11-1 tuyên bố từ chối nhận thêm những người xin nhập cảnh tại biên giới phía Nam, đồng thời gửi trả hàng trăm người trở lại nước Áo mỗi ngày kể từ đầu tháng này.

Phần lớn trong số những người bị từ chối tại biên giới không có giấy tờ hợp lệ hoặc từ chối nộp đơn xin tị nạn ở Đức, cứ khăng khăng rằng họ muốn đi xa hơn về phía Bắc đến các nước như Thụy Điển.

Một phát ngôn viên cảnh sát ở Munich xác nhận Đức gửi lại lên đến hơn 100 trường hợp/ngày tùy theo từng trường hợp. Thế nhưng, họ không xác nhận bất kỳ sự gia tăng gần đây. Về phần mình, Áo hồi tháng trước đã gửi hàng trăm người di cư trở lại Slovenia do nói dối về quốc tịch nhằm nâng cao cơ hội được cấp tị nạn.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo