Xây tặng trụ sở Liên hiệp châu Phi trị giá 200 triệu USD
Bà Clinton nói chuyện tại Trường Đại học Cheikh Anta Diop. Ảnh: Reuters
Khoản tiền cho vay lãi suất thấp nói trên đã cho phép Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi với 73,4 tỉ USD kim ngạch xuất khẩu sang châu Phi, truất ngôi của Mỹ cách đây 3 năm. Hàng hóa Trung Quốc tràn ngập các thị trường châu Phi và đổi lại, Trung Quốc mua được nguyên liệu giá rẻ, từ dầu lửa, than đến kim loại màu, vàng, đá quý…
Đấu võ mồm
Hành động của Trung Quốc ở châu Phi đã làm tổn thương bản năng thương mại Mỹ. Trong chuyến công du 5 nước châu Phi gồm Nam Phi, Kenya, Uganda, Senegal và Nam Sudan, bà Clinton dẫn đầu một phái đoàn doanh nhân và quan chức cao cấp kinh tế - chính trị Mỹ hùng hậu chưa từng có. Sự kiện này và các diễn biến khác được phía Trung Quốc soi rất kỹ.
Ý đồ không giấu giếm của bà Clinton là nhắc người dân châu Phi nhớ lại Mỹ từng là một người bạn và chính sách Mỹ ở châu Phi sắp tới đây là làm chậm lại “quá trình thống trị” của Trung Quốc như nhà báo Ralph Geeplay nhận xét trên tờ New Liberian.
Trong chuyến công du nói trên, bà Clinton đã tuyên bố nhiều câu gây sốc cho Trung Quốc. Chẳng hạn như trong chặng dừng chân đầu tiên ở Dakar, thủ đô Senegal, nói chuyện với sinh viên Trường Đại học Cheikh Anta Diop về dân chủ, bà Clinton tuyên bố: “Chúng tôi tìm một đối tác bền vững ở châu Phi, một đối tác sáng tạo giá trị chứ không hủy hoại nó”.
Chung quanh chuyến đi của bà Clinton, báo chí phương Tây cũng dẫn lại những lời chỉ trích chính sách bành trướng của Trung Quốc ở châu Phi. Tờ Le Monde Diplomatique dẫn lời giáo sư Đại học Hamshire Michael T. Klare, chuyên gia nghiên cứu về hòa bình và an ninh thế giới, cho biết với hy vọng sở hữu đất đai nông nghiệp, thuốc lá và mỏ đá quý của Zimbabwe, Trung Quốc hết lòng ủng hộ “nhà độc tài” Robert Mugabe bằng cách cung cấp vũ khí và huấn luyện lực lượng an ninh.
Các nhà lãnh đạo châu Phi tại FOCAC Ảnh: Zimbio
Ở các nước thuộc “vùng sâu, vùng xa” chính trường quốc tế như Angola, Trung Quốc kết thân với những công ty quốc doanh “sân sau” của chính quyền như Công ty Dầu khí Sonangol của các quan chức thân cận với Tổng thống Jose Eduardo des Santos, người trị vì ở nước này trên 30 năm. Trong khi các quan chức Sonangol giàu sụ thì đa số dân Angola không kiếm nổi 2 USD/ngày.
Một báo cáo của Ủy ban Phát triển Nghị viện châu Âu năm 2007 đã viết: “Mới nhìn, cơn khát tài nguyên của Trung Quốc là phúc lành cho châu Phi. Tuy nhiên, sự thật lại không được như vậy”. Năm 2005, chỉ có 14 nước châu Phi giàu dầu khí và khoáng sản có cán cân kinh tế dương, chủ yếu nhờ xuất khẩu nguyên liệu thô cho Trung Quốc. Hơn 30 nước còn lại nhập siêu hàng hóa Trung Quốc như vải sợi và hàng tiêu dùng giá rẻ làm điêu đứng các nhà sản xuất trong nước.
Bình luận (0)