xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nỗi sợ hãi ở Bắc Phi

NGÔ SINH (lược dịch từ hãng tin Reuters)

Các chính phủ ở Bắc Phi đang phải đối đầu cùng một lúc với 2 địch thủ - Iran của người Shiite và tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng của người Sunni

Đây là khoảng thời gian đầy thách thức đối với các chính phủ Hồi giáo dòng Sunni ở Bắc Phi. Ngay cả khi đã bị loại ra khỏi các sào huyệt ở Iraq và Syria, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng của người Sunni vẫn tiếp tục cuộc chiến chống lại chính quyền các quốc gia như Morocco, Algeria và Ai Cập.

Hôm 16-10, quân đội Ai Cập thông báo 6 binh sĩ nước này và ít nhất và 24 phiến quân IS tử vong trong các vụ tấn công vào các tiền đồn quân sự ở tỉnh Bắc Sinai. Cũng vào thời điểm đó, cảnh sát Morocco bắt giữ 11 thành viên của một nhóm "cực kỳ nguy hiểm" có liên hệ với IS và thu giữ các sản phẩm hóa học được sử dụng chế tạo bom. Tại Algeria, các lực lượng an ninh đã tiêu diệt ít nhất 71 tay súng Hồi giáo từ đầu năm đến giờ, con số cao nhất kể từ năm 2014.

Danh sách các vụ bắt bớ, đọ súng và thu giữ hộ chiếu các công dân muốn trở thành tay súng nước ngoài tiếp tục dài ra tại khu vực này. Để tránh gây ra cảm nhận rằng công cuộc chống chủ nghĩa quá khích không khác gì hành động đàn áp những người bảo vệ tín ngưỡng, các chính phủ ở Bắc Phi phải làm cho dư luận thấy họ không đồng lõa với "các âm mưu và kế hoạch" của Iran trong việc chia cắt khu vực và lan truyền đạo Hồi dòng Shiite như cáo buộc của IS.

Đảng Công lý và Phát triển (PJD) Hồi giáo ở Morocco gần đây khuyến cáo về "sự xâm lấn của giáo phái Shiite" trong khi vị đại giáo sĩ ở Mauritania kêu gọi các nhà lãnh đạo nước này chống lại "trào lưu Shiite đang gia tăng". Ngoài ra, một vị bộ trưởng ở Bắc Phi lên án "sự xâm nhập của dòng Shiite" qua truyền thông xã hội, ký túc xá trường đại học, trường trung học và ngay cả các trường dạy kinh Koran. "Tôi tự hỏi liệu người Ba Tư có muốn thống trị thế giới Hồi giáo hay không" - ông này chất vấn.

Sau Iraq, Yemen, Syria, Lebanon và Bahrain, liệu Bắc Phi có phải là mục tiêu kế tiếp của chính sách đối ngoại quyết đoán hơn của Iran hay chăng? Nỗi sợ này xuất phát từ nỗ lực mở rộng tầm ảnh hưởng của Iran ở Algeria, Mauritania, Morocco, Tunisia - cũng như những "sân sau" của nước này: Senegal, Niger, Guinea và Mali.

Bộ trưởng Ngoại giao Iran hồi tháng 6 năm nay đã đến khu vực này, gặp gỡ lãnh đạo các nước Algeria, Mauritania và Tunisia để cải thiện quan hệ. Có thể Iran chỉ tìm kiếm các quan hệ đối tác kinh tế mới để bù đắp lệnh trừng phạt hiện nay nhưng quá trình tiếp cận của Tehran đủ khiến một số thế lực địa phương lo lắng. Vào thời điểm chuyến đi diễn ra, Iran đã phóng các vệ tinh phát chương trình của giáo phái Shiite bằng tiếng Ả Rập đến tận các ngôi nhà ở Bắc Phi.

Với số lượng người Shiite ít ỏi ở Bắc Phi và các đền thờ Hồi giáo trong khu vực bị kiểm soát chặt, giáo phái Shiite trên thực tế khó có thể phát tán ảnh hưởng tại vùng đất này. Dù vậy, các nhà lãnh đạo Morocco và Algeria vẫn xem chính sách về châu Phi của Iran là mối đe dọa đối với trật tự trong nước và an ninh khu vực.

Nỗi sợ hãi ở Bắc Phi - Ảnh 1.

Bộ trưởng Ngoại giao Tunisia Khemaies Jhinaoui (bìa phải) tiếp người đồng cấp Iran Mohammad Javad Zarif (ngồi giữa) tại thủ đô Tunis hôm 19-6 Ảnh: KHABARONLINE

Các chính phủ Sunni ở Bắc Phi đang phải đối đầu với thực tại là 2 địch thủ của họ - Iran và IS - đều hưởng lợi từ cuộc xâm lược Iraq năm 2003 và sự kiện phe đối lập Sunni ở Syria bị trấn áp năm 2017. Sự sụt giảm tầm ảnh hưởng của Ả Rập Saudi sau sự kiện khủng bố 11-9-2001 và sự sụp đổ của Đảng Baath theo dòng Sunni ở Iraq đã cải thiện vị thế của Iran trong lúc làm giảm ảnh hưởng của người Ả Rập Sunni ở Afghanistan, Iraq và Syria, đồng thời mở ra một con đường cho IS.

Về mặt chính thức, hiện không có cộng đồng thiểu số Shiite nào ở Morocco; số liệu không chính thức cho thấy tỉ lệ người Shiite tại nước này chiếm chưa đến 2% dân số. Bộ Ngoại giao ở Rabat đã cáo buộc Iran cố thay đổi "nền tảng tôn giáo của vương quốc này". Đó là di sản của mối quan hệ xấu giữa nhà lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ruhollah Khomeini và Quốc vương Hassan II (cha của Quốc vương Mohammed VI hiện nay của Morroco) vào những năm 1980.

Trong khi đó, Tunisia và Iran từng duy trì quan hệ tốt kể từ năm 1990, trong đó có cả các cuộc trao đổi các đoàn cấp cao trước và sau cuộc cách mạng tháng 1-2011 vốn dẫn đến sự kiện được biết đến là "Mùa xuân Ả Rập". Kết quả là, giao thương với Iran đã gia tăng đáng kể nhưng không thể so với kim ngạch thương mại lớn hơn nhiều với Liên minh châu Âu, Bắc Phi, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, Tunisia còn tự hào xem mình là nơi không có sự phân biệt giáo phái tại một khu vực đang phân cực nhanh chóng.

Chính phủ Ả Rập Saudi cũng có quan hệ hữu hảo với Tunisia. Không lâu sau chuyến thăm Tunis của Bộ trưởng Ngoại giao Iran hồi tháng 6-2017, một phái đoàn chính phủ, cùng với 53 doanh nhân, Ả Rập Saudi cũng đến đó. Hai bên ký kết các dự án phát triển trị giá 200 triệu USD.

Tuy vậy, không phải tất cả quốc gia ở Bắc Phi cảm thấy họ có được sự thoải mái (như Tunisia) khi đối mặt trận chiến tư tưởng chống lại cả IS và Iran. Sự thúc thủ của IS ở TP Raqqa - Syria đã giúp các chính phủ Bắc Phi có thêm thời gian củng cố các cộng đồng tôn giáo của họ. Thế nhưng, cũng chính thất bại đó đã loại bỏ một rào cản đối với ảnh hưởng của Iran. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo