xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nước cờ mới của Mỹ ở biển Đông

HUỆ BÌNH

Washington cho biết Bắc Kinh dường như đang chuẩn bị tiến hành cải tạo đất tại bãi cạn Scarborough

Tướng Dennis Via, chỉ huy Bộ Tư lệnh Hậu cần Lục quân Mỹ, vừa tiết lộ kế hoạch lập một số kho hậu cần ở khắp Đông Nam Á và Thái Bình Dương, từ đó cho phép lực lượng nước này triển khai nhanh hơn khi cần. Tuy nhiên, kế hoạch này chắc chắn sẽ gây tranh cãi.

Theo trang Breaking Defence, ông Via nhấn mạnh số kho trên sẽ chứa những thiết bị dùng cho hoạt động cứu trợ nhân đạo và thảm họa, không phải loại phương tiện thiết giáp hạng nặng như tại các kho ở châu Âu.

Dù vậy, bước đi này, nếu diễn ra, sẽ phát đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc rằng hành vi quân sự hóa biển Đông sai trái của nước này sẽ gặp phải phản ứng mạnh mẽ của Mỹ và các quốc gia láng giềng.

Ngoài ra, nước cờ này còn nêu bật sự quan tâm mạnh mẽ của Washington đối với tình hình biển Đông, trong lúc bảo đảm một sự hiện diện quân sự thường trực, dù ít, của Mỹ tại những nước liên quan. Sự hiện diện này sẽ giúp tăng cường hợp tác giữa Mỹ và các nước châu Á - Thái Bình Dương không có căn cứ quân sự thường trực của Washington.

Theo trang Business Insider, Philippines là một trong những lựa chọn khả dĩ để đặt kho hậu cần của Mỹ giữa lúc quốc gia Đông Nam Á này và Trung Quốc đang đối đầu quyết liệt ở biển Đông.

Tư lệnh Hải quân Mỹ John Richardson hôm 17-3 cho biết Bắc Kinh dường như đang chuẩn bị tiến hành cải tạo đất tại bãi cạn Scarborough mà nước này chiếm của Manila cách đây 4 năm. “Chúng tôi đã thấy hoạt động của một số tàu nổi trên mặt nước, có thể đang thăm dò, khảo sát. Đó là khu vực chúng tôi lo ngại và có khả năng sẽ là khu vực bị cải tạo tiếp theo” - ông Richardson nói.

 

Tàu khu trục USS Curtis Wilbur tiến vào vùng biển 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam hồi tháng 1 Ảnh: AP
Tàu khu trục USS Curtis Wilbur tiến vào vùng biển 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam hồi tháng 1 Ảnh: AP

 

Vị tư lệnh này cũng lo Trung Quốc có thể đơn phương lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Đông nếu Tòa Trọng tài Quốc tế trong những tuần tới đưa ra phán quyết bất lợi cho Bắc Kinh trong vụ kiện của Philippines. Tuy nhiên, ông Richardson khẳng định Mỹ đang cân nhắc phản ứng nếu việc này xảy ra. Ngoài ra, ông khẳng định Washington sẽ tiếp tục thực hiện những cuộc tuần tra bảo đảm tự do hàng hải ở biển Đông.

Theo đại úy Ronald Oswald thuộc Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ, mục đích của sứ mệnh này là ngăn chặn nguy cơ xảy ra xung đột xuất phát từ những tuyên bố chủ quyền quá đáng ở biển Đông. Trước nay, Washington luôn bày tỏ lo ngại về những động thái đơn phương sai trái của Bắc Kinh tại vùng biển này, mà gần đây là hành động triển khai tên lửa đất đối không, bồi lấn và xây đảo nhân tạo phi pháp.

Trong động thái xoa dịu sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hôm 16-3 nói rằng nước này muốn có một môi trường yên tĩnh và quan hệ láng giềng tốt, đồng thời cảm thấy thoải mái khi Mỹ tiếp tục hiện diện trong khu vực.

Hãng PTI ngày 18-3 dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter phát biểu trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện rằng quan hệ Mỹ - Trung đang “phức tạp” và còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, trong đó có biển Đông và sự hiện diện của Mỹ trong khu vực. Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướng Joseph Dunford, cũng cho rằng Trung Quốc mở rộng sự hiện diện tại châu Á làm tăng nguy cơ tính toán sai lầm.

Trong diễn biến khác, Trung Quốc hôm 18-3 phản đối tuyên bố chung giữa Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Tổng thống Đông Timor Taur Matan Ruak tại cuộc gặp giữa tuần này, theo đó, 2 nhà lãnh đạo này “vô cùng quan ngại” tình hình hiện tại ở biển Đông.

 

Trung Quốc gây lo ngại với kế hoạch hạt nhân

Bộ trưởng Năng lượng Mỹ, ông Ernest Moniz, hôm 17-3 công khai bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc dự định xử lý nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng thành plutonium có thể sử dụng trong vũ khí. Lập trường này được nêu bật trước khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Washington tham dự hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân, dự kiến vào ngày 31-3 và 1-4.

Phát biểu với tờ The Wall Street Journal khi đang ở thăm Bắc Kinh, ông Moniz cho rằng kế hoạch xây một cơ sở tái chế hạt nhân của Trung Quốc là thách thức không nhỏ đến những nỗ lực toàn cầu nhằm kiểm soát sự phát tán của vật liệu nguy hiểm này. “Chúng tôi không ủng hộ hoạt động tái xử lý (hạt nhân) quy mô lớn” - bộ trưởng Mỹ khẳng định.

Tân Hoa Xã đưa tin cơ sở tái chế trên có thể được khởi công vào năm 2020 và mất 10 năm để hoàn thành. Bắc Kinh khẳng định cơ sở này, dự kiến xử lý 800 tấn nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng mỗi năm, chỉ được sử dụng cho mục đích thương mại.

Các nước hiện có những cách khác nhau để xử lý chất thải từ các lò phản ứng hạt nhân thương mại. Tại Mỹ, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng bị xem là vật liệu nhạy cảm và được lưu trữ, trong lúc hoạt động tái chế bị cấm do nỗi lo về vấn đề phổ biến hạt nhân.

Tuy nhiên, tại một số nước như Pháp và Nhật, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng được tái chế nhằm chiết xuất plutonium để sử dụng trong các lò phản ứng.

Washington lo ngại số lượng plutonium càng nhiều thì nguy cơ nó được tinh chế để dùng trong vũ khí hạt nhân cũng tăng theo. Một mối đe dọa khác là nó có thể rơi vào tay khủng bố.

Phương Võ

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo