Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn báo Bild (Đức) gần đây, nhà lãnh đạo Nga cho rằng vẫn còn quá sớm để nói về số phận Tổng thống Bashar al-Assad.
Theo ông chủ Điện Kremlin, nếu cuộc bầu cử tổng thống ở Syria được tổ chức một cách dân chủ theo kế hoạch hòa bình do Liên Hiệp Quốc (LHQ) bảo trợ, ông Assad có thể sẽ không cần phải rời khỏi đất nước và chuyện ông ấy có làm tổng thống hay không cũng không quan trọng.
Ông Putin cho biết mục tiêu chính của mình là hỗ trợ chính phủ “hợp pháp” ở Syria, đồng thời khuyến khích cải cách hiến pháp, bảo vệ hành động sử dụng vũ lực chống lại các đối thủ vũ trang của chế độ Assad. Tuy nhiên, ông thừa nhận Tổng thống Assad đã “phạm nhiều sai lầm” trong cuộc nội chiến của đất nước.
Khi hành động can thiệp quân sự của Nga vào Syria gặt hái thành công trong việc chống đỡ cho Tổng thống Assad, phe đối lập ở Washington đã bớt phản đối kế hoạch của Điện Kremlin nhằm để ông này ra tranh cử tổng thống trong 18 tháng tới.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Syria Bashar al-Assad ở Moscow hồi cuối năm ngoái. Ảnh: Sputnik
Edward Snowden đang tị nạn ở Nga. Ảnh: AP
Hiện tại, Washington và Moscow đang hợp tác để kết thúc cuộc nội chiến kéo dài 5 năm qua ở Syria, trong đó đã giết chết hơn 250.000 người và khiến hàng triệu người khác phải rời bỏ nhà cửa, qua đó làm bùng lên cuộc khủng hoảng người tị nạn lớn nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến II.
Trước đó, hành động chứa chấp "người thổi còi" Edward Snowden - bị cáo buộc làm lộ bí mật của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) - gây ra một cuộc đối đầu lớn giữa Nga và Mỹ năm 2013.
Snowden xin mở rộng thời gian tị nạn chính trị tại Nga thêm 3 năm vào năm 2014. Ông chạy trốn đến Moscow từ Hồng Kông sau khi tiết lộ nhiều tài liệu về chương trình thu thập dữ liệu điện thoại và Internet của NSA.
Căng thẳng giữa 2 cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới còn leo thang vào năm 2014 sau khi Nga thôn tính bán đảo Crimea của Ukraine và hỗ trợ phe ly khai ở miền Đông nước láng giềng.
Bình luận (0)