Theo một báo cáo mới được công bố trên cổng thông tin điện tử Khu phức hợp Quân sự và Công nghiệp Nga, chính quyền Washington cảm thấy khó chịu trước sự hợp tác chặt chẽ giữa Ukraine và Trung Quốc dưới thời Tổng thống Yanukovich, đặc biệt là hoạt động cung cấp công nghệ tàu sân bay cho Bắc Kinh.
Năm 1998, Ukraine bán lại cho Trung Quốc chiếc tàu sân bay cũ Varyag (hiện tại là tàu Liêu Ninh) được chế tạo từ thời Liên Xô với trị giá 20 triệu USD. Hợp đồng mua bán có điều khoản quy định Trung Quốc không được sử dụng tàu sân bay này cho mục đích quân sự.
Tuy nhiên, chính quyền Bắc Kinh đã không tuân thủ theo hợp đồng. Sau một thời gian được tân trang, năm 2012, Varyag được đưa vào biên chế của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) với tên gọi tàu Liêu Ninh.
Trong quá trình tân trang con tàu, Bắc Kinh nhiều lần yêu cầu Kiev cho mình tiếp cận các công nghệ tàu sân bay chủ chốt nhưng đều bị từ chối. Tình hình chỉ thay đổi khi ông Yanukovich trở thành tổng thống năm 2010.
Được sự cho phép của vị cựu Tổng thống Ukraine, chuyên gia quân sự Bắc Kinh có thể thường xuyên đến tham quan Khu đào tạo và Nghiên cứu Hàng không tại Cộng hòa tự trị Crimea. Do vậy, hầu hết công nghệ cần thiết để tân trang tàu sân bay từ phía Ukraine đều được Trung Quốc nắm trong lòng bàn tay.
Sau đó, Trung Quốc trang bị cho tàu Liêu Ninh hệ thống động cơ và nguyên mẫu máy bay do Ukraine chế tạo.
Trước đó, vào năm 2005, chính quyền Kiev cũng từng bán cho Bắc Kinh nguyên mẫu 2 chiếc chiến đấu cơ Su-33, là tiền đề để Trung Quốc phát triển chiếc máy bay chiến đấu Shenyang J-5 của riêng mình sau này.
Sự hợp tác chặt chẽ về quân sự giữa hai nước không chỉ giới hạn ở lực lượng hải quân mà còn mở rộng ra trên đất liền. Một nguồn tin tiết lộ do gần gũi với chính quyền Bắc Kinh nên ông Yanukovich đã làm mếch lòng Washington khiến Tổng thống Mỹ Barack Obama coi ông như một cái gai trong mắt.
Bình luận (0)