Tính riêng ở Pakistan, Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) tiết lộ đã hạ sát hơn 500 phần tử Taliban từ năm 2008 đến tháng 5-2010 và khoảng 30 người là vợ con của họ chết do đạn lạc. Số thường dân này trên thực tế cao hơn rất nhiều và trở thành một đề tài gây tranh cãi gay gắt về mặt nhân quyền không chỉ ở nước ngoài.
Phòng điều khiển sát thủ UAV ở sa mạc Nevada - Mỹ Ảnh: GQ
Lần đầu tiên, cựu hạ sĩ Brandon Bryan hé lộ đời sống vật chất và tinh thần của một sát thủ UAV trên tạp chí Gentlemen Quarterly số tháng 10-2013. Bryan ngưỡng mộ Chelsea Channing, người cung cấp tài liệu mật của Bộ Ngoại giao Mỹ cho Julian Assange tung ra trên trang web WikiLeaks và Edward Snowden - “người thổi còi” chương trình nghe lén của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA), xem họ như anh hùng.
Tuy nhiên, Bryan chỉ muốn tự thú, giãi bày nỗi dằn vặt của một chiến binh từng trải qua những giây phút hoang mang, vô định. Qua câu chuyện của mình, Bryan muốn đánh động công luận hiểu rõ hơn bản chất của chiến dịch bằng những trải nghiệm cá nhân làm anh bị ám ảnh suốt đời, như bắn trúng một đứa trẻ, nhìn tận mắt sự đau đớn tột cùng của em mà không thể làm gì khác.
Đó là vào đầu năm 2007. Binh nhì Bryan, 21 tuổi, mới vào nghề, đến làm việc tại trạm kiểm soát mặt đất, căn cứ không quân Nellis - gần thành phố cờ bạc lớn nhất thế giới Las Vegas trong sa mạc Nevada - Mỹ. Từ đây, người ta điều khiển hàng trăm chiếc UAV bay khắp các chiến trường.
Phòng tác chiến âm u, chỉ có các màn hình lấp lóe ánh sáng. Bryan ngồi trong ghế phi công pháo thủ. Nhiệm vụ của anh là điều khiển tên lửa đã được phóng khỏi nòng nhắm vào mục tiêu. Ngồi bên cạnh Bryan là phi công lái UAV và bấm nút phóng tên lửa từ lệnh cấp trên.
Sự cố khiến Bryan bị ám ảnh suốt đời xảy ra trong lần bắn thứ 2 ở chiến trường Afghanistan. Mục tiêu cao giá (chức sắc cao cấp - nhưng không nói rõ là thủ lĩnh Taliban hay Al-Qaeda) theo thông tin tình báo cung cấp là một căn nhà xây bằng gạch bùn kiểu truyền thống, có chuồng nuôi dê và bò.
Chiếc UAV xà quần trên nóc nhà hàng giờ ở cự ly vừa phải để quan sát mọi ngõ ngách. Trong nhà im lìm, thình lình bên tai Bryan vang lên khẩu lệnh của cấp trên. “Chúng tôi nhận được lệnh tấn công và san bằng căn nhà. Bên tình báo cho hay mục tiêu đang ở trong nhà” - Bryan kể lại. Một khẩu lệnh lạnh lùng, không có chi tiết nào khác, phải thực hiện mà không được bàn cãi.
Bóng ma hồng ngoại
Cựu hạ sĩ Brandon Bryan
Bryan và đồng đội tua lại cuộn băng ghi hình cuộc tấn công trên băng nhựa 8 mm. Họ xem đi xem lại không biết bao nhiêu lần cái bóng di chuyển trong nhà. Rồi Bryan tự kết luận: Đó không phải là con chó!
Bryan nghĩ rằng nếu có thêm vài giây quan sát kỹ hơn nữa, anh có thể chuyển hướng tên lửa ra khỏi mục tiêu. Anh không cho rằng nếu làm vậy là lãng phí 95.000 USD - giá của quả Hellfire. Tuy nhiên, khi báo cáo quân sự chính thức cho rằng không có chuyện gì bất thường xảy ra thì không còn lựa chọn nào khác.
Quá sợ Đầu năm 2011, hạ sĩ Brandon Bryan từ chối ký tiếp hợp đồng với mức tiền thưởng 109.000 USD. Anh không chịu nổi nhịp độ làm suốt 12 giờ, thường là ca đêm, một tuần 6 ngày, không có thời gian nghỉ để tắm rửa. Bốn năm đầu tiên, Bryan không được nghỉ phép lần nào. Một chiếc Predator thường bay liên tục 8 giờ, Bryan và phi công phải căng mắt trên màn hình mới làm chủ được công nghệ. Khi xuất quân, Bryan được cấp giấy chứng nhận thành tích ghi rõ “số kẻ thù” và “số mục tiêu cao giá bị giết hoặc bị bắt”. Trong đó, riêng số bị giết là 1.626 người. “Một con số làm tôi quá sợ” - Bryan kết luận. |
Bình luận (0)