xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Pháp nghiêng về Nhật trong căng thẳng với Trung Quốc

Linh San (Theo Reuters)

(NLĐO) - Nhật Bản và Pháp đã cam kết tăng cường hợp tác quân sự trong bối cảnh Tokyo tìm kiếm sự ủng hộ của Paris trong các cuộc tranh chấp dai dẳng với Bắc Kinh xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

“Chúng tôi muốn triển khai những hành động cụ thể nhằm củng cố công nghệ và công nghiệp quốc phòng ở cả hai bên” – Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius phát biểu trong cuộc họp báo chung với người đồng cấp Nhật Bản Fumio Kishida sau cuộc họp "2+2" giữa ngoại trưởng và bộ trưởng quốc phòng 2 nước hôm 9-1.

Giới chức hai bên đã nhất trí kế hoạch thành lập một ủy ban khác để nghiên cứu phát triển trang thiết bị quốc phòng. Ủy ban này sẽ nhóm họp 2 lần/năm.

 

Từ trái qua: Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius,

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera và Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian

bắt tay trong cuộc họp “2+2” tại Paris. Ảnh: Reuters

Từ trái qua: Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius,

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera và Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian

bắt tay trong cuộc họp “2+2” tại Paris. Ảnh: Reuters

 

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian, hai quốc gia đã lên kế hoạch hợp tác trên nhiều lĩnh vực bao gồm phát triển các thế hệ trực thăng, máy bay không người lái và tàu ngầm hiện đại nhất. Hai bên cũng đặt mục tiêu soạn thảo các quy định về xuất khẩu các loại khí tài quân sự do hai nước cùng phát triển sang nước thứ ba.

Tokyo dự kiến sẽ hối thúc Paris hạn chế xuất khẩu khí tài quân sự cho Bắc Kinh. Trước đó Nhật từng bày tỏ lo ngại khi một công ty quốc phòng của Pháp xuất khẩu sang Trung Quốc các thiết bị cho phép máy bay trực thăng có thể hạ cánh trên tàu hải quân.

Riêng về những căng thẳng không ngừng leo thang với Trung Quốc về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera nhấn mạnh rằng: “Đối thoại với Trung Quốc là việc cần thiết. Tôi đã nêu ý kiến này với người đồng cấp Trung Quốc và kêu gọi thiết lập một đường dây nóng để đối thoại”.

Hiện Trung Quốc và Nhật Bản cũng đang căng thẳng về một vụ việc khác liên quan tới hành động Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tới thăm ngôi đền chiến tranh Yasukuni hồi cuối năm ngoái.

 

img

Phát biểu trong cuộc họp báo chung với Nhật Bản Fumio Kishida (trái) sau cuộc họp "2+2, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cho rằng mục đích chuyến thăm của ông Abe đã bị hiểu nhầm. Ảnh: Reuters

 

Không chỉ Trung Quốc, hiện các nước như Hàn Quốc và Mỹ đều lên tiếng phản đối hành động nói trên của Thủ tướng Abe.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Fabius cho rằng mục đích chuyến thăm của ông Abe đã bị hiểu nhầm. "Hành động đó thể hiện sự tiếc thương với người đã khuất và cầu mong chiến tranh không xảy ra nữa. Tất cả các nhà lãnh đạo thế giới nên cầu nguyện cho những binh sĩ đã hy sinh cả cuộc đời cho đất nước”, ông Fabius nói.

Nhật Bản hiện đang duy trì tổ chức các cuộc họp "2+2" với cả Mỹ, Úc và Nga. Hiện Tokyo cũng đang chủ động tìm kiếm sự ủng hộ và giúp đỡ của Pháp và Tây Ban Nha nhằm mở rộng ảnh hưởng ở khu vực châu Phi và Mỹ La tinh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo