xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Philippines “đôi công” với Trung Quốc

MỸ NHUNG

Bộ Ngoại giao Philippines nhấn mạnh luôn cố gắng cải thiện quan hệ kinh tế với Bắc Kinh nhưng không thể đánh đổi bằng chủ quyền quốc gia

Bằng cách đưa tranh chấp tại biển Đông với Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài của Liên Hiệp Quốc (LHQ), Philippines chính thức cảnh báo sẽ quyết tâm chứng minh hành vi của siêu cường châu Á là “bất hợp pháp”.

Kể tội Trung Quốc

Trong công hàm trao cho Đại sứ Trung Quốc tại Manila Mã Khắc Thanh ngày 22-1, Philippines đã liệt kê hàng loạt hành động gây hấn trên biển Đông của Bắc Kinh từ năm 1995, bao gồm: phái tàu tuần tra, thăm dò dầu khí, tập trận, thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”... Nổi cộm nhất là căng thẳng quanh bãi cạn Scarborough.
 
Trước đó, trong cuộc họp báo cùng ngày, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario thông báo Manila không chú trọng vấn đề chủ quyền các đảo tranh chấp khi đưa vụ việc ra tòa án LHQ mà chủ yếu là yêu cầu “Trung Quốc ngừng những hành động trái pháp luật xâm phạm chủ quyền và quyền tài phán của Philippines theo Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982”.
 
img
Người dân Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc vào năm ngoái. Ảnh: REUTERS

Ngày 23-1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho rằng động thái của Philippines chỉ làm phức tạp hơn tình hình, đồng thời tố ngược Manila “chiếm đóng trái phép” nhiều hòn đảo trên biển Đông. “Trung Quốc ủng hộ đàm phán nhưng chỉ là song phương giữa các quốc gia trực tiếp liên quan” - ông Hồng nhấn mạnh.

Theo quy định, Tòa án Trọng tài của LHQ sẽ tổ chức phiên xử tại một địa điểm thứ ba được cả hai bên chấp thuận. Các bên được đề cử đại diện trong ban hội thẩm. Manila đã đề cử thẩm phán Rudiger Wolfrum, chuyên gia luật quốc tế người Đức và là thẩm phán tại Tòa án Quốc tế về Luật Biển, làm thành viên ban hội thẩm.

Philippines hy vọng việc phân xử quốc tế có thể dẫn đến phán quyết các tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên biển Đông đã vi phạm UNCLOS mà hai nước đều đã đặt bút ký.
 
Tuy nhiên, giới phân tích quốc tế cùng chung e ngại vụ kiện sẽ không đi đến đâu và hành động của Philippines chỉ mang tính biểu trưng. Thứ nhất, Bắc Kinh gần như chắc chắn không chịu ra tòa, do đó phiên tòa chưa chắc có thể diễn ra. Thứ hai, giả sử Philippines thắng kiện, Trung Quốc vẫn có thể chọn cách phớt lờ phán quyết mà không bị chế tài.

Chủ quyền là tối thượng

Về giả thiết thứ nhất, ông Trần Thiệu Phong, chuyên gia luật quốc tế tại Đại học Bắc Kinh, nhận định: “Trước nay chưa từng có tiền lệ Trung Quốc chịu đưa tranh chấp lãnh thổ, dù là đất liền hay biển, ra tòa án quốc tế. Philippines biết rõ kiện cáo sẽ không đi đến đâu nên chỉ làm thế để vấn đề được quốc tế hóa nhiều hơn”. 
 
Ngược lại, các nhà ngoại giao Philippines tranh luận quá trình tố tụng vẫn có thể xúc tiến bất chấp Trung Quốc có can hệ hay không. Giới chức Manila cho biết họ nhận thức rõ các nguy cơ của canh bạc lần này nên không hề hành động hấp tấp.
 
Theo báo South China Morning Post, dưới sự hướng dẫn của Ngoại trưởng Albert del Rosario, các học giả và luật sư Philippines đã bỏ ra nhiều tháng liền để xây dựng chiến lược và tham vấn các luật sư hàng đầu chuyên về tranh chấp biển.

Bằng cách thả một quân xúc xắc kịch tính về mặt chính trị và pháp lý, Manila biết rõ không có gì bảo đảm họ sẽ thành công. Dù phiên tòa có được thành lập thì cũng phải mất đến 3 - 4 năm để theo đuổi vụ kiện. Trong khoảng thời gian đó, chắc chắn Manila sẽ hứng chịu nhiều đòn trả đũa của Bắc Kinh về mặt ngoại giao và kinh tế khi mà Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ ba của Philippines. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Philippines nhấn mạnh: “Chúng tôi luôn cố gắng cải thiện quan hệ kinh tế với Bắc Kinh nhưng không thể trả giá bằng chủ quyền quốc gia”.

Về giả thiết thứ hai, dù Trung Quốc có thể phớt lờ phán quyết nhưng bản án sẽ có sức nặng về mặt đạo đức trên trường quốc tế. Ngay từ bây giờ, động thái của Philippines cũng đã có ảnh hưởng đáng kể trong việc quốc tế hóa tranh chấp, điều mà Trung Quốc không hề muốn vì sợ bị đuối lý, theo bình luận của hãng tin AP.

“Trong những trường hợp thế này, đạt được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế có thể còn giá trị hơn nhiều so với kết quả pháp lý” - một luật sư người Mỹ có kinh nghiệm với các vụ tranh chấp biển nói với tờ South China Morning Post
 

LHQ kêu gọi giải pháp hòa bình

Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon ngày 22-1 kêu gọi tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc và một số quốc gia châu Á. “LHQ sẵn sàng trợ giúp về mặt kỹ thuật, song trước hết, mọi vấn đề tranh chấp phải được giải quyết giữa các bên thông qua đối thoại hòa bình” - ông Ban Ki-mon nhấn mạnh.

Trả lời câu hỏi về chuyện Philippines đưa tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc lên Tòa án Trọng tài LHQ theo UNCLOS năm 1982, Tổng Thư ký Ban Ki-moon cho biết ông đang theo dõi vụ việc một cách thận trọng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo