xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Philippines trước 2 cực nam châm Nga - Mỹ

Hoàng Phương

Chuyến thăm Philippines kéo dài 5 ngày của Hạm đội Thái Bình Dương trong tuần này báo hiệu Nga có thể đóng vai trò quan trọng hơn tại biển Đông, từ đó tác động không nhỏ đến các mối quan hệ hiện có.

Đây có thể là diễn biến ít người dự đoán khi bước vào năm 2017 nhưng cũng không đến nỗi quá bất ngờ nếu xét về cục diện địa - chính trị hiện nay.

Philippines không phải là đối tác của Nga trong quá khứ, một phần vì mối quan hệ đồng minh kéo dài nhiều thập kỷ giữa Manila và Washington. Tuy nhiên, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đang muốn đa dạng hóa quan hệ đối ngoại bằng cách vừa giảm bớt phụ thuộc vào đồng minh truyền thống vừa bắt tay với các nước khác, trong đó có Nga và Trung Quốc. Điều này tiếp tục được thể hiện rõ khi ông Duterte bày tỏ mong muốn Moscow trở thành “đồng minh và người bảo vệ Manila” khi thăm tàu chiến Nga hôm 6-1.


Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte thăm tàu khu trục chống ngầm Đô đốc Tributs ở thủ đô Manila hôm 6-1 Ảnh: Reuters

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte thăm tàu khu trục chống ngầm Đô đốc Tributs ở thủ đô Manila hôm 6-1 Ảnh: Reuters

Trong khi đó, Nga đang tìm cách tăng cường hiện diện ở châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Đông Nam Á, sau khi bị phương Tây cô lập vì khủng hoảng Ukraine. Tạp chí The Diplomat nhận định ngoài việc có thêm cơ hội hợp tác về nhiều mặt, Nga còn được “khuyến mãi” một lợi ích khác từ việc thu hút Philippines về phía mình: Giảm bớt vị thế, ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực. Mới nhất, Đại sứ Nga tại Philippines Igor Khovaev hôm 5-1 cam kết Moscow sẵn sàng cung cấp vũ khí tiên tiến cho Manila và muốn trở thành người bạn thân thiết của quốc gia Đông Nam Á này.

Vấn đề là chưa có cuộc gặp thượng đỉnh Philippines - Nga nào kể từ khi ông Duterte lên nắm quyền hồi cuối tháng 6-2016. Vì thế, chuyến thăm Moscow dự kiến trong năm nay của ông Duterte có thể giúp mang lại những kết quả nhất định về hợp tác quốc phòng. Dù vậy, vẫn còn không ít thách thức cần vượt qua nếu 2 nước muốn “đến được với nhau”. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana từng bày tỏ nỗi lo đạn dược do Nga hoặc Trung Quốc cung cấp sẽ không tương thích với các loại súng quân đội Philippines đang sử dụng. Vấn đề tương thích sẽ càng đáng lo ngại nếu Manila muốn mua những vũ khí, thiết bị quân sự tinh vi hơn, như chiến đấu cơ, tàu chiến…

Một vấn đề khác đến từ vai trò của Moscow ở khu vực. Với Philippines, tầm quan trọng về địa chiến lược của Nga có thể không bằng những nước láng giềng như Malaysia và Indonesia - vốn đóng vai trò lớn trong việc giúp ông Duterte xử lý các vấn đề an ninh, như cướp biển. Ảnh hưởng kinh tế của Nga lên Philippines cũng chưa sánh được với của Trung Quốc hoặc Nhật Bản giữa lúc nhà lãnh đạo Philippines đang nỗ lực hiện thực hóa các mục tiêu nội địa, trong đó có phát triển hạ tầng.

Thêm một lý do để thận trọng: Ông Duterte có thể bớt mặn mà với chiến lược tái cân bằng ngoại giao nếu bản đồ địa - chính trị khu vực nói riêng và thế giới nói chung có biến động hoặc sức ép gia tăng trong nước. Trong trường hợp quan hệ Nga - Mỹ thêm thù địch, Philippines chắc chắn ít nhiều sẽ bị mắc kẹt ở giữa bởi những vấn đề ít liên quan trực tiếp đến mình.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo