xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phương Tây chưa tấn công Syria vì ngại Nga?

H. Phương (Theo The Guardian)

(NLĐO) - Sự hiện diện của các cố vấn quân sự Nga đang làm phức tạp thêm bất kỳ ý định can thiệp quân sự nào từ bên ngoài vào Syria

Các chuyên gia Nga đang vận hành một số hệ thống phòng không tinh vi mà Moscow cung cấp cho Damascus kể từ khi cuộc nổi dậy nổ ra 21 tháng trước. Sức mạnh của những hệ thống này khiến cho bất kỳ chiến dịch nào của phương Tây nhằm thiết lập vùng cấm bay ở Syria hoặc không kích nước này sẽ rất tốt kém, kéo dài và gặp không ít rủi ro.
 
Theo thống kê, lực lượng phòng không Syria gồm 2 sư đoàn với khoảng 50.000 quân, cùng với hàng ngàn súng bắn máy bay và hơn 130 khẩu đội tên lửa bắn máy bay. 
 
Gần đây, Nga đã cung cấp cho Syria các loại bệ phóng tên lửa di động Buk-M2, Pantsyr-S1 và một số hệ thống ra đa. Trong khi đó, thông tin về việc Damascus nhận tên lửa tầm xa S-300 từ Moscow chưa được xác nhận.
 
img
Hiện trường vụ đánh bom tiệm bánh mì ở Halfaya hôm 23-12. Ảnh: Sky News
 
Một hệ thống phòng không dày đặc như thế đòi hỏi một chiến dịch không kích lớn, chủ yếu dựa vào hàng ngàn tên lửa dẫn đường chính xác. Ông Guy Ben-Ari, một chuyên gia tại Trung tâm nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế (Mỹ), nhận định trong thời buổi ngân sách hạn hẹp như hiện nay ở châu Âu, không dễ chuẩn bị được một lượng tên lửa nhiều như thế.
 
Ngoài ra, chiến dịch không kích ở  Syria còn cần đến máy bay tàng hình, thông tin tình báo, hình ảnh vệ tinh và hoạt động do thám trên không, vốn là “sở trường” của Mỹ. Vì thế, vai trò của Mỹ trong chiến dịch này, nếu có, sẽ rất khác với chiến dịch ở Libya.

Bên cạnh vũ khí, một số nguồn tin xác nhận Nga cón cử chuyên gia phòng không đến Syria để vận hành các hệ thống nói trên. Đây là yếu tố mà các nước phương Tây cần cân nhắc khi lên kế hoạch khẩn cấp cho Syria bởi lẽ nếu thương vong cho chuyên gia quân sự Nga thì hậu quả địa chính trị sẽ rất khó lường.
 
Nói tóm lại, sức mạnh phòng không của Syria, cộng với quan hệ gần gũi giữa Damascus với Moscow và bản chất phân mảnh của phe đối lập đã giúp lý giải tại sao một chiến dịch can thiệp vào Syria do Mỹ đứng đầu vẫn chưa trở thành hiện thực bất chấp cuộc khủng hoảng ở nước này ngày càng nghiêm trọng.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo