xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phương Tây mở rộng cuộc chiến chống IS

Hoài Vy (Theo The Globe and Mail, Reuters)

(NLĐO) – Sau khi diễn ra Hội nghị ngoại trưởng 21 quốc gia tham gia cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ngày 22-1, liên minh này lại một lần nữa mở rộng định nghĩa về cuộc chiến họ đang tiến hành và mục tiêu họ cố đạt được.

Ngoại trưởng Anh Philip Hammond đã vạch ra mối liên kết giữa IS và các vụ tấn công khủng bố ở Paris - Pháp gần đây trong khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố cuộc chiến toàn cầu chống chủ nghĩa cực đoan.

The conference agreed to step up support to Iraqi forces engaged in the battle against Islamic State
Hội nghị chống IS ở London hôm 22-1 với sự tham gia của 21 quốc gia. Ảnh: RTE NEWS

Ông Kerry nhấn mạnh mục đích của chiến dịch không kích chống IS không còn chỉ là giải cứu các bộ tộc bị phong tỏa hoặc duy trì sự toàn vẹn lãnh thổ của Iraq, mà còn nhằm đánh bại ý đồ của IS, đánh bại IS như một “ý tưởng”.

Lầu Năm Góc khẳng định các cuộc không kích do Mỹ cầm đầu đã tiêu diệt được 6.000 tay súng IS.

Ông Hammond công nhận rằng có mối liên hệ giữa cuộc chiến ở Syria và Iraq mà 600 binh sĩ Anh đang tham gia và tình trạng báo động khủng bố ở London cũng như thủ đô các nước châu Âu khác.

Đồng thời, ông Hammond cho rằng sẽ có thể phải mất 2 năm để đánh bật IS ra khỏi Iraq.

Tuy nhiên, việc thảo luận về cuộc chiến chống chủ nghĩa cực đoan còn nêu lên một câu hỏi hắc búa khác: Các chính phủ phương Tây nói rằng họ đánh IS ở Iraq cũng có nghĩa là họ chiến đấu chống chủ nghĩa cực đoan trong nước. Thế nhưng, chính chiến cuộc ở khu vực Trung Đông lại là mầm mống gây ra hành động cực đoan trong nước và nước ngoài.

“Ý tưởng đánh bại IS trong vòng 2 năm thật là quá đơn giản… Vấn đề là những điều kiện tạo ra IS sẽ vẫn còn đó và một điều gì đó hiểm độc hơn sẽ nổi lên” - ông Rami Khouri, thành viên cao cấp Viện Chính sách Công và Đối ngoại tại Trường Đại học Beirut, nhận định.

Ngoài ra, các vụ tấn công ở Paris - cả 3 thủ phạm đều là sinh ra ở Pháp đã cho thấy cảm giác bị ngược đãi trong cộng đồng người Hồi giáo và tỉ lệ thất nghiệp cao của người nhập cư góp phần làm nổi lên chủ nghĩa cực đoan nội địa ở châu Âu và Bắc Phi.

Nhận thức rằng chính sách đối ngoại của phương Tây chống lại thế giới Hồi giáo, đặc biệt là trong cuộc xung đột Israel-Palestine, là một vấn đề lớn không kém.

Mỹ và các đồng minh đã lao vào cuộc chiến chống IS nhưng họ đã phản ứng quá chậm trễ đối với cuộc khủng hoảng dẫn đến sự trỗi dậy của IS.

Cựu thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki đã biến quân đội quốc gia thành lực lượng của giáo phái Shiite và phương Tây chỉ can thiệp khi người Hồi giáo dòng Sunni phẫn nộ bằng cách ủng hộ các tay súng cực đoan IS.

Ông Khouri nhấn mạnh giới trẻ luôn nói rằng chính hành động của Mỹ và châu Âu ở Trung Đông đã khiến họ trở nên cực đoan.

Như thế, trước khi muốn đánh bại IS như một “ý tưởng”, cần phải xem xét lại một số ý tưởng của chính liên minh chống IS.

Trong khi đó, phát biểu tại hội nghị chống IS ở London kể trên, Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi bày tỏ mối lo ngại nguồn thu nhập thấp do giá dầu toàn cầu giảm có thể ảnh hưởng đến chiến dịch quân sự chống IS của nước này.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo