Câu chuyện rừng ma là một vấn đề không chỉ xảy ra trên khắp Bờ Đông nước Mỹ mà còn đang diễn ra ở các bang dọc theo Bờ Vịnh, chẳng hạn như Louisiana, Mississippi và Alabama.
Rừng ma, đó là một thuật ngữ chỉ những thay đổi nội quan của một khu vực rừng cảnh quan - từ màu xanh tươi tốt sang màu trắng bệch. Những khu rừng ma này là hậu quả trực tiếp của biến đổi khí hậu khi cây cối bị chết mòn do nước mặn xâm nhập khi mực nước biển dâng cao và sự gia tăng của các trận cuồng phong và siêu bão.
Cây cối tại khu vực này dần đổi màu trắng bệch. Ảnh:New Jersey Parks and Forestry
Rừng tuyết tùng trắng này được coi là tuyến phòng thủ đầu tiên trên bờ biển của bang New Jersey. Chúng phát triển mạnh ở các vùng đầm lầy nước ngọt. Khi mực nước biển dâng cao những cây này bị ảnh hưởng đầu tiên, trước khi nước mặn xâm nhập đến các ruộng đồng, nhà ở của người dân, nước uống và các cơ sở kinh doanh.
Dọc theo phần lớn bờ biển phía Đông này, các rừng cây ven biển khỏe mạnh đang bị suy giảm nhanh chóng - đến mức nếu tốc độ suy giảm tiếp tục, những vùng đất có rừng bị ngập nước mặn này sẽ đạt đến "điểm không thể quay lại trong thế kỷ", theo các nhà nghiên cứu của ĐH Virginia và ĐH Duke.
Nhiều cây tuyết tùng lụi tàn từ thế kỷ trước do dùng để khai thác gỗ. Ảnh: New Jersey Parks and Forestry
Rừng cây ven biển là những hệ sinh thái quan trọng ở Mỹ, vì chúng lọc các chất ô nhiễm, hoạt động như các rào cản tự nhiên và lưu trữ carbon trong lòng đất. Tuy nhiên, vị trí của chúng thường nằm dọc bờ biển, là nơi bị mực nước biển dâng cao xâm nhập đầu tiên.
Rừng tuyết tùng bên bờ Đông.đang chết dần. Ảnh: North Carolina State University
Hiện nay, nhà nước và các nhóm môi trường đang cố gắng ngay lập tức khôi phục loài tuyết tùng trong các môi trường chưa bị đe dọa. Những người làm rừng và các nhóm môi trường chủ yếu tập trung vào việc khôi phục rừng bằng cách dọn sạch những vùng đất rộng lớn, trồng những cây phong là loại gỗ cứng bao quanh để bảo vệ những cây tuyết tùng khỏe mạnh còn sót lại có thể thả hạt giống một cách tự nhiên với đủ không gian và khả năng tiếp cận ánh sáng mặt trời.
"Chúng tôi đang cố gắng đưa loại rừng này trở lại cảnh quan xanh mướt như xưa" - Cảnh sát trưởng bang New Jersey, ông John Sacco, cho biết. "Khi chúng tôi làm điều đó, chúng tôi đang giới thiệu sự đa dạng sinh học, giúp tăng khả năng phục hồi và đó là một phần di sản thiên nhiên mà chúng tôi cần lưu giữ và để lại cho thế hệ sau ".
Ở bang New Jersey, hiện chỉ còn khoảng 8.000 ha rừng tuyết tùng trắng.
Bình luận (0)