Giá trị của lượng hàng giả được sản xuất tại những cơ sở này ước tính lên đến 14,5 triệu USD/năm.
Theo điều tra của tờ Bejing News, các nhà máy này sử dụng nguyên liệu không được cho phép như thức ăn thừa tái chế và muối công nghiệp có hại cho sức khỏe con người. Các sản phẩm này được bán rộng rãi trên khắp Trung Quốc dưới mác các nhãn hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước như: Maggi, Knorr, Nestlé, Lee Kum Kee và Wang Shouyi.
Tờ báo trích dẫn tuyên bố của văn phòng Nestlé ở Trung Quốc cho biết đội chống hàng giả của công ty đã vào cuộc, trong lúc các chuyên gia sẽ trợ giúp cơ quan thi hành pháp luật xác định những sản phẩm tình nghi. Các công ty Trung Quốc có sản phẩm bị làm giả, như Totole và Donggu, cũng hỗ trợ nhà chức trách điều tra hoặc điều tra riêng. Riêng Totole nói đã biết về các cơ sở trên từ năm 2007 và thực hiện nhiều biện pháp đối phó nhưng không thể dẹp được.
Đây là xì-căng-đan về thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc, đất nước đã bị chấn động bởi nhiều bê bối trong mấy năm qua. Hồi tháng rồi, giới truyền thông Trung Quốc đưa tin các nhà cung cấp thực phẩm ở TP Sơn Tây đã dùng hóa chất độc hại để làm nấm trông trắng và tươi ngon hơn. Năm 2014, Công ty Thực phẩm Husi Thượng Hải, nhà cung cấp thịt cho các cửa hàng thức ăn nhanh nổi tiếng ở Trung Quốc, bị phát hiện đóng gói lại thịt cũ. Sau đó một năm, nhà chức trách tịch thu 100.000 tấn thịt buôn lậu, trong đó có lô hàng hơn... 40 năm tuổi.
Bình luận (0)