Đáng chú ý là trong top 10 có đến 6 nước châu Âu, ngoài Tây Ban Nha và Ý còn có Iceland (hạng 3), Thụy Sĩ (5), Thụy Điển (6), Na Uy (9). Các vị trí còn lại thuộc về Nhật Bản (hạng 4), Úc (7), Singapore (8) và Israel (10). Trong khi đó, Mỹ thậm chí còn không được lọt vào top 30 khi xếp thứ 35, tụt một hạng so với năm ngoái. Một trong những nguyên nhân chính là do Mỹ đang vật lộn với đại dịch béo phì, nạn dùng thuốc quá liều...
Khu vực Cận Sahara châu Phi có đến 27 trong số 30 quốc gia thiếu khỏe mạnh nhất thế giới. Ba nước còn lại trong nhóm đội sổ này là Haiti, Afghanistan và Yemen.
Chế độ dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân chính giúp Tây Ban Nha trở thành nước khỏe mạnh nhất thế giới Ảnh: BLOOMBERG
Các nhà nghiên cứu của hãng tin Bloomberg đã xếp hạng 169 nước dựa trên rất nhiều yếu tố bao gồm tuổi thọ, đồng thời trừ điểm các rủi ro về sức khỏe như béo phì và hút thuốc lá. Các yếu tố môi trường như nguồn nước sạch và vấn đề vệ sinh cũng được xem xét.
Trước đó, theo tạp chí y khoa quốc tế The Lancet, Tây Ban Nha cũng đứng nhất trong một cuộc nghiên cứu về tuổi thọ tương lai của 195 đất nước và vùng lãnh thổ, với tuổi thọ trung bình đạt 85,8 tuổi vào năm 2040.
Các chuyên gia cho rằng chế độ dinh dưỡng của vùng Địa Trung Hải có thể là lý do giúp người dân Tây Ban Nha và Ý có sức khỏe tốt. Thực đơn này rất giàu trái cây, rau củ, cá và ngũ cốc cùng những chất béo có lợi như dầu ôliu, các loại hạt và quả bơ, nhờ đó giảm bớt nguy cơ bệnh tim, hạn chế cholesterol xấu, bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson và ung thư. Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Dinh dưỡng của Anh phát hiện chế độ dinh dưỡng Địa Trung Hải làm giảm 25% nguy cơ tử vong vì bất cứ nguyên nhân nào. Ngoài ra, người dân Tây Ban Nha còn được hưởng lợi từ hệ thống y tế dự phòng.
Bình luận (0)