Bản dự thảo này kể từ khi ra đời đã vấp phải sự chỉ trích của hầu hết chính đảng, nhất là điều khoản cho phép một ủy ban gồm 23 thành viên, trong đó có đại diện quân đội, thay quốc hội và thủ tướng dân cử lên nắm quyền lãnh đạo đất nước trong thời gian xảy ra “khủng hoảng quốc gia”.
Các thành viên Ủy ban Cải cách quốc gia Thái Lan vỗ tay
sau khi kết thúc cuộc bỏ phiếu dự thảo hiến pháp mới hôm 6-9 Ảnh: REUTERS
Ông Chaturon Chaiseng, người từng làm việc trong chính quyền của hai cựu Thủ tướng Thaksin và Yingluck Shinawatra, cho rằng dù động thái bác bỏ dự thảo hiến pháp mới làm trì hoãn quá trình đất nước trở lại nền dân chủ nhưng vẫn còn tốt hơn một “cuộc bầu cử vô nghĩa” nếu dự thảo được thông qua.
Với kết quả trên, theo hãng tin AP, một ủy ban mới gồm 21 thành viên được bổ nhiệm để soạn dự thảo hiến pháp mới trong vòng 180 ngày. Sau đó, văn kiện này cần phải được thông qua bởi NRC và trong một cuộc trưng cầu ý dân. Các nhà phân tích nhận định nếu dự thảo hiến pháp mới được thông qua, bầu cử sẽ chỉ diễn ra sớm nhất là trong năm 2017. Trong khi chờ đợi dự thảo hiến pháp mới, chính quyền quân sự vẫn nắm quyền.
Bình luận (0)