Hơn 20.000 cảnh sát và binh lính sẽ được triển khai tại những khu vực trọng yếu và cơ quan đầu não ở thủ đô Bangkok để duy trì hòa bình và trật tự.
Tuy nhiên, bà Yingluck thừa nhận sự lo ngại về các "nhóm thứ ba” sẽ nhân cơ hội này kích động tình trạng bạo lực.
Bên cạnh việc kêu gọi tất cả các bên ngừng đối đầu và quay trở lại bàn đàm phán để tìm cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng chính trị, vị thủ tướng tạm quyềncũng khẳng định sẽ không từ chức cho tới khi cuộc bầu cử ngày 2-2 diễn ra.
Trong khi đó, vào chiều 10-1, Tổng thư ký Ủy ban bầu cử quốc gia (EC) Phuchong Nutrawong cho biết cơ quan này không hề gửi lá thư yêu cầu chính phủ hoãn cuộc bầu cử sắp tới như một số phương tiện truyền thông đưa tin.
Cùng ngày 10-1, phe "Áo đỏ" ủng hộ chính phủ cho biết sẽ tổ chức các cuộc míttinh, tuần hành tại nhiều địa điểm trên khắp đất nước vào cuối tuần này để mở màn chiến dịch phản đối phe chống chính phủ.
Ông Vorachai Hema, cựu nghị sĩ Đảng Puea Thai cầm quyền, cho hay các thành viên "Áo đỏ" sẽ tuần hành trên toàn quốc vào ngày 13-1 và sẽ dựng các sân khấu lớn ở Chiang Mai, Ubon Ratchthani, Khon Kaen và Ayutthaya, song không tổ chức hoạt động nào tại Bangkok.
Trước tin đồn quân đội Thái Lan đang chờ thời điểm thích hợp để tiến hành đảo chính, Tư lệnh Lục quân Prayuth Chan-ocha hôm 9-1 phủ nhận hoàn toàn.
“Quân đội vẫn thực hiện nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật và luôn đặt quốc gia, tôn giáo, nhà vua và người dân lên đầu, miễn là bốn trụ cột trên đứng vững. Chúng tôi sẽ kỷ luật thẳng tay và hứa bảo vệ tất cả người dân Thái Lan, đồng thời cố gắng không can thiệp vào bất kỳ một cá nhân hay tổ chức nào” – Tướng Prayuth tuyên bố.
Bình luận (0)