xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thời khắc quyết định của Hồng Kông

HUỆ BÌNH

Trung Quốc dự kiến có kết luận cuối cùng về cải cách bầu cử ở Hồng Kông vào ngày 31-8

Theo thông cáo hồi tuần trước, từ ngày 25 đến 31-8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc họp để xem xét báo cáo của đặc khu trưởng Hồng Kông Lương Chấn Anh, từ đó quyết định có cần đổi cách bầu cử vị trí ông đang đảm nhiệm hay không.

Tranh cãi về cách thức bầu

Đây là chủ đề gây nhiều căng thẳng ở hòn đảo là cựu thuộc địa của Anh và được quản lý theo nguyên tắc “một nhà nước hai chế độ” kể từ khi trở về với Trung Quốc.

Ông Lương được bầu thông qua một ủy ban 1.200 thành viên vào năm 2012. Năm 2017, tất cả người dân Hồng Kông có thể được bỏ phiếu để chọn vị trí trên. Theo đài BBC, tranh cãi hiện tại xoáy vào việc liệu Bắc Kinh có đòi hỏi các ứng viên phải được trên 50% thành viên của một ủy ban đề cử thông qua trước hay không.

Nhiều người cho rằng ủy ban này sẽ gồm các doanh nhân, cá nhân thân Bắc Kinh, cũng tức là đại lục có quyền phủ quyết những ứng viên không “vừa mắt”.

 

Người dân biểu tình ngồi ở trung tâm Hồng Kông ngày 2-7Ảnh: BLOOMBERG

Người dân biểu tình ngồi ở trung tâm Hồng Kông ngày 2-7

Ảnh: BLOOMBERG

 

Quyết định cuối cùng dự kiến được đưa ra vào ngày 31-8. Phong trào “Chiếm lĩnh trung tâm” tuyên bố sẽ biểu tình ngồi với sự tham gia của 10.000 người tại trung tâm tài chính của Hồng Kông trong trường hợp quyết định của Bắc Kinh không hợp lý.

Đe dọa biểu tình

Ông Đới Diệu Đình, giáo sư luật thuộc Trường ĐH Hồng Kông và là một trong những người khởi xướng phong trào trên, nói cứng rằng họ sẵn sàng đón nhận hơi cay và vòi rồng của cảnh sát.

Trang tin Bloomberg dẫn nhận định của ông Đới cho rằng khoảng 28.500 cảnh sát Hồng Kông không dễ dàng giải tán 10.000 người biểu tình nếu không dùng bạo lực. Trong khi đó, giới chức Hồng Kông lo ngại biểu tình có thể biến thành bạo lực và hủy hoại danh xưng trung tâm tài chính toàn cầu của đặc khu.

Hồi tháng 6, gần 800.000 người đã bỏ phiếu trong một cuộc trưng cầu dân ý không chính thức do “Chiếm lĩnh trung tâm” tổ chức để góp ý về cách thức bầu người đứng đầu Hồng Kông. Đầu tháng 7, cuộc tuần hành hằng năm vì dân chủ thu hút hàng chục ngàn người tham gia.

Tuy nhiên, gần đây, tỉ lệ người phản đối phong trào này đã gia tăng. Hồi đầu tháng 8, Hiệp hội Nghiên cứu Hồng Kông (RAHK) khảo sát qua điện thoại 1.103 người dân từ 18 tuổi trở lên cho thấy 68% không ủng hộ hoạt động “chiếm lĩnh trung tâm Hồng Kông”, tăng 5% so với cuộc khảo sát gần nhất hồi tháng 7-2014.

Cùng thời điểm, hơn 1 triệu người Hồng Kông ký tên phản đối phong trào “Chiếm lĩnh trung tâm”.

 

Macau nối gót

Tại Macau, cuối tuần qua, các nhà hoạt động dân chủ cũng tổ chức trưng cầu ý kiến về việc bầu chọn người đứng đầu và sẽ kết thúc vào ngày 31-8. Hiện tại, lãnh đạo Macau do một hội đồng 400 người lựa chọn.

Theo AP, trong ngày 24-8, người dân địa phương có thể đến 5 điểm bỏ phiếu do tình nguyện viên thành lập để cho biết ý kiến: họ muốn bầu trực tiếp lãnh đạo Macau vào đầu năm 2019 hay vẫn còn niềm tin vào lãnh đạo Fernando Chui đương nhiệm. Tuy nhiên, 1 điểm bỏ phiếu bị đóng cửa khi cảnh sát giải tán các nhà hoạt động. Cùng ngày, cảnh sát bắt 5 người vì tham gia cuộc trưng cầu bị Bắc Kinh cho là bất hợp pháp. Một trong những người tổ chức, ông Jason Chao, cho biết cảnh sát đã tịch thu các thiết bị điện tử dùng để bỏ phiếu trên mạng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo