xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thương lượng hậu trường về Ukraine?

Lục San

Hai vùng Donetsk và Luhansk ở miền Đông Ukraine hôm 8-5 quyết định không hoãn cuộc trưng cầu dân ý ngày 11-5 theo lời kêu gọi của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Một trong các lãnh đạo ly khai ở Donetsk, ông Andrei Purgin, khẳng định: “Đây không phải là quyết định của chúng tôi mà là của nhân dân vùng Donbass. Người dân Donbass có cơ hội làm nên chiến công và chúng tôi không có quyền tước đi cơ hội đó”.

Trước đó một ngày, Tổng thống Putin tuyên bố Nga đã rút quân khỏi biên giới với Ukraine, đồng thời nhận định cuộc bầu cử tổng thống Ukraine là bước đi đúng hướng và kêu gọi những người ủng hộ liên bang hóa lùi lại ngày trưng cầu dân ý. Các chính phủ phương Tây vừa hoan nghênh vừa nghi ngờ phát biểu của ông Putin.

 

Donetsk và Luhansk quyết không dời ngày trưng cầu dân ý
Ảnh: GLOBAL LOOK PRESS

Donetsk và Luhansk quyết không dời ngày trưng cầu dân ý

Ảnh: GLOBAL LOOK PRESS

 

Theo báo Kommersant, tuyên bố của Tổng thống Putin buộc các chuyên gia nghĩ đến một sự thương lượng hậu trường cao độ mà kết quả vẫn chưa ngã ngũ. Tờ báo bình luận: “Phát biểu của tổng thống Nga làm mất đi cái cớ áp đặt các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc tiếp theo, trong đó có cả trừng phạt kinh tế”.

Chủ tịch Hội đồng Đối ngoại và Quốc phòng Nga Fedor Lukyanov nhận định: “Trưng cầu dân ý là vũ khí chính của Nga và các lực lượng ly khai vì có thể dẫn đến sự tan rã của Ukraine. Nếu Tổng thống Putin cất vũ khí này đi tức là ông có thể đã được một cam kết về kết cấu tương lai của Ukraine, qua đó không cho phép nước này liên kết với phương Tây và NATO. Mục đích của Nga không phải là chiếm đất”.

Tuy nhiên, chính quyền Kiev ngày 8-5 tuyên bố tiếp tục chiến dịch quân sự ở miền Đông và siết chặt vòng vây tại các thành phố do lực lượng ly khai nắm giữ. Ngoài ra, NATO khẳng định không có dấu hiệu Nga rút quân và vì vậy mà Bộ Ngoại giao Nga chỉ trích Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen “bị mù”.

Trong khi đó, đài CNN đánh giá rối loạn kinh tế do cuộc khủng hoảng Ukraine bắt đầu gây tổn hại cho các công ty lớn của châu Âu. Đơn cử, ở Đông Âu, doanh số của Công ty Bia Carlsberg (Đan Mạch) giảm 7% trong quý I năm nay trong khi lợi nhuận ròng giảm 2 lần, dự báo về thu nhập cũng bị hạ xuống.

Còn nguồn tin ở cơ quan đại diện thương mại Nga cho biết chỉ gần 2% xuất khẩu của Nga vào Mỹ bị ảnh hưởng bởi quyết định rút lại một loạt ưu đãi thương mại đối với Nga của Washington.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo