xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thượng viện Mỹ lên án Trung Quốc

Hoàng Phương

Ông Mike Rogers, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ, tố cáo Bắc Kinh có những hành động “tham lam” nhằm độc chiếm biển Đông

Ngày 10-7, với toàn bộ phiếu thuận, Thượng viện Mỹ đã nhất trí thông qua nghị quyết mang mã số S.RES.412 về biển Đông yêu cầu Trung Quốc quay lại nguyên trạng như trước ngày 1-5-2014.

Không thể biện minh

Nghị quyết trên được một số thượng nghị sĩ có ảnh hưởng bảo trợ như Chủ tịch Thường trực Thượng viện Patrick Leahy, John McCain, Robert Menendez, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Benjamin Cardin…

Nội dung nghị quyết khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với quyền tự do hàng hải, sử dụng các vùng biển và không phận ở châu Á - Thái Bình Dương theo luật pháp quốc tế cũng như nhấn mạnh tầm quan trọng của tuyến hàng hải qua biển Đông.

 

Thượng viện Mỹ hối thúc Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 cùng các lực lượng ra khỏi vị trí hiện nayẢnh: Reuters

Thượng viện Mỹ hối thúc Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 cùng các lực lượng ra khỏi vị trí hiện nay

Ảnh: Reuters

 

Theo TTXVN, nghị quyết liệt kê một loạt hành động vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Cụ thể, Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) hôm 1-5 hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) ở cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý. Sau đó, Trung Quốc điều động hơn 80 tàu - với 7 tàu quân sự và sử dụng trực thăng, vòi rồng để cản trở, đe dọa, thậm chí nhiều lần đâm húc tàu Việt Nam.

Nghị quyết cho rằng các yêu sách lãnh thổ và hành động trên đây của Trung Quốc là không thể biện minh và là hành động đơn phương nhằm thay đổi nguyên trạng bằng vũ lực, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại biển Đông (DOC) mà Trung Quốc ký với ASEAN năm 2002.

Một mặt lên án việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực gây cản trở hoạt động hàng hải, mặt khác nghị quyết hối thúc chính phủ Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 cùng các lực lượng khỏi vị trí hiện nay, lập tức trả lại nguyên trạng như trước ngày 1-5-2014.

Trung Quốc “tham lam”

Cùng ngày, ông Mike Rogers, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ, thẳng thừng tố cáo Trung Quốc “tham lam” độc chiếm lãnh thổ và tài nguyên trên biển Đông.

Phát biểu tại hội thảo thường niên lần thứ tư về biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) tổ chức tại Washington - Mỹ, ông Rogers kêu gọi đã đến lúc Mỹ chấm dứt thái độ nhã nhặn với Trung Quốc để tiến hành chính sách ngoại giao “mạnh mẽ và trực tiếp hơn” nhằm đối phó với sự bành trướng của Bắc Kinh.

Thực tế chứng minh nhận định của ông Rogers. Trang Sina dẫn thông tin từ Cục Hải sự Trung Quốc ngày 10-7 tuyên bố giàn khoan Nam Hải số 4 đang được kéo xuống vị trí nằm sát đường phân giới vịnh Bắc Bộ - tương tự giàn khoan Nam Hải số 9 và dự kiến cắm ở biển Đông đến ngày 30-6-2015. Việc Trung Quốc liên tục kéo giàn khoan đến các khu vực nhạy cảm bất chấp căng thẳng leo thang là bằng chứng cho sự “tham lam” của nước này.

Hai nhà nghiên cứu đến từ Việt Nam - ông Trần Trường Thủy của Quỹ Nghiên cứu biển Đông và ông Vũ Hải Đăng của Hội Luật gia Việt Nam - đồng loạt nhấn mạnh việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam là “bước ngoặt và là cấp độ quyết đoán mới của Trung Quốc”.

2 học giả khuyến nghị Mỹ và ASEAN cần đi đầu trong xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC), ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trong đó có phân xử qua cơ chế trọng tài quốc tế.

 

Việt Nam hoan nghênh nghị quyết của Thượng viện Mỹ

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình ngày 11-7 khẳng định: “Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết S.RES.412 của Thượng viện Mỹ yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 và các lực lượng hộ tống khỏi vị trí hiện tại, không có các hoạt động trái với Quy tắc quốc tế về phòng ngừa đâm va trên biển (COLREGs); lên án các hành động cưỡng bức, đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, thay đổi hiện trạng hay gây bất ổn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Ông Lê Hải Bình nhấn mạnh Việt Nam mong muốn các quốc gia trong và ngoài khu vực, trong đó có Mỹ, tiếp tục đóng góp mạnh mẽ, thiết thực, hiệu quả và mang tính xây dựng cho hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không ở khu vực.

B.Diệp

 

Cần liên minh quân sự ở châu Á

Để ngăn chặn Trung Quốc bành trướng ở biển Đông, những nền quân sự nhỏ có thể áp dụng các chiến dịch đặc biệt và kiểu tấn công du kích. Đây là nhận định trong bài viết đăng trên tạp chí Forbes ngày 8-7, đề tên chung của tiến sĩ Anders Corr - người sáng lập Công ty Corr Analytics Inc chuyên cung cấp thông tin về chiến lược chính trị, thạc sĩ Huong Mai Nguyen - nhà phân tích chính sách công khu vực Đông Á của Ngân hàng Thế giới và tiến sĩ Priscilla Tacujan - cựu cố vấn quân đội Mỹ ở Afghanistan.

Theo các tác giả, những nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc nên lập liên minh quân sự và có thể bắt tay chặt chẽ với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Trong một diễn biến khác, người đứng đầu văn phòng tổng thống Nga Sergei Ivanov tại TP Quý Dương - Trung Quốc hôm 10-7 khẳng định thành lập liên minh quân sự giữa Nga và Trung Quốc là điều không thể.

Huệ Bình

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo