xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tội ác và sự trừng phạt

Đỗ Quyên

Phần lớn nạn nhân của hình phạt ném đá tới chết là những phụ nữ bị các nguyên tắc hà khắc của luật Sharia quy kết mất phẩm hạnh

Tòa án tối cao Iran hồi cuối tháng 3 phán quyết buộc một thanh niên phải loại bỏ một bên mắt vì tội làm người khác bị mù trong cuộc ẩu đả trên phố. Bản án không chỉ đối mặt sự lên án của các tổ chức nhân quyền mà còn khiến cả thế giới thức tỉnh về những biện pháp trừng phạt tội phạm khắc nghiệt.

Mắt đền mắt

Mới chỉ cách đó vài tuần, bản án “mắt đền mắt” đầu tiên được thi hành ở nước cộng hòa Hồi giáo này. Các bác sĩ đã tiến hành đục mù mắt trái của đối tượng bị kết án vì làm mù một mắt của nạn nhân trong vụ tấn công bằng axít hồi năm 2011. Ông Mahmood Amiry-Moghaddam từ Tổ chức Nhân quyền Iran (IHR), một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở ở Na Uy, gọi đây là hành động man rợ.

Điều đáng lo là kiểu trừng phạt kỳ quái như trên không chỉ có ở Iran. Ở những quốc gia vẫn còn thực thi luật Sharia như Ả Rập Saudi, Sudan, Iran, Yemen, Nigeria, còn một nỗi hãi hùng khác mang tên “ném đá đến chết”. Mặc dù kinh Koran không hề đề cập tới hình phạt ném đá nhưng những tín đồ Hồi giáo lại khẳng định rằng hình phạt này được sự chấp thuận của nhà tiên tri Mohammed.

Các nhà hoạt động cầm tấm bảng ghi dòng chữ “Xin đừng giết” trong cuộc biểu tình xin thoát án chặt đầu cho một người đàn ông Lebanon phạm tội tại Ả Rập Saudi Ảnh: AP
Các nhà hoạt động cầm tấm bảng ghi dòng chữ “Xin đừng giết” trong cuộc biểu tình xin thoát án chặt đầu cho một người đàn ông Lebanon phạm tội tại Ả Rập Saudi Ảnh: AP

Một trong những trường hợp rùng rợn nhất xảy ra ở Somalia năm 2014: Một bé gái 13 tuổi bị lấp đất tới cổ và bị 50 người đàn ông ném đá tới chết trước sự chứng kiến của 1.000 “khán giả”. Nội tình vụ án chỉ được phơi bày sau khi “kẻ bị tuyên án” đã chết. Theo đó, cô bé bị 3 người đàn ông hãm hiếp và bị bắt khi đang tìm cách tố cáo vụ việc.

Phần lớn nạn nhân của hình phạt dã man này là những phụ nữ bị các nguyên tắc hà khắc của luật Sharia quy kết là mất phẩm hạnh chỉ vì những “vi phạm” khó tin như ở gần đàn ông lạ hoặc thậm chí là bị hãm hiếp!

Nếu nói về những phương pháp trừng phạt tội ác khắc nghiệt thì khó có đủ giấy mực để liệt kê, chẳng hạn như chặt tay vì tội trộm cắp (ở Nigeria, Ả Rập Saudi, Yemen…) hoặc ném vào vạc dầu (từng được dùng ở Uzbekistan năm 2002). Riêng Ả Rập Saudi đã tiến hành 82 vụ hành quyết bằng chặt đầu kể từ đầu năm tới giờ.

Nhà tù như… khách sạn

Trái lại, có những mảnh đất được xem là “thiên đường” đối với tội phạm, thậm chí cả kẻ giết người hàng loạt. Một trường hợp tới nay vẫn còn gây nhiều tranh cãi là bản án 21 năm tù dành cho Anders Behring Breivik, thủ phạm vụ thảm sát chấn động làm 77 người thiệt mạng ở Na Uy năm 2011. Nơi nhốt kẻ sát nhân 37 tuổi này cũng nằm ngoài sức tưởng tượng của nhiều người: phòng giam xinh xắn trang bị ti vi màn hình tinh thể lỏng, máy vi tính và cả sân tập thể dục.

Thấy chưa hài lòng, Breivik vào tháng rồi ra tòa cáo buộc chính quyền Na Uy đối xử vô nhân đạo với y do không cho y tiếp xúc trực tiếp với ai trong tù ngoài nhân viên bảo vệ và y tế. Luật sư của Breivik nói sự cô lập đó khiến y không thể tập trung vào việc học trong nhà giam sau khi được phép trở thành sinh viên chính thức của Trường ĐH Oslo hồi năm ngoái.

Dù theo đuổi kiểu trừng phạt tội ác trông chẳng mang tính răn đe gì mấy nhưng tỉ lệ tù nhân ở Na Uy thuộc hàng thấp nhất thế giới, chỉ 75/100.000 người. Đặc biệt, tỉ lệ tái phạm chỉ 20%, so với ở Mỹ là gần 77%. Theo giải thích của ông Arne Wilson, người đứng đầu nhà tù Bastoy - nhà tù “dễ thở” nhất ở Na Uy, sự trừng phạt đối với mỗi phạm nhân khi phải vào tù chính là mất tự do. Nếu đối xử với họ như động vật thì họ sẽ hành xử như động vật.

Trong khi đó, dù cũng đã loại bỏ án tử hình giống như Na Uy nhưng các nhà tù Hà Lan đang rơi vào tình trạng dở khóc dở cười là “thiếu” tù nhân. Sẽ có thêm 5 nhà tù ở đất nước hoa tulip tiếp tục bị đóng cửa vào cuối hè năm nay do không đủ tù nhân. Tình trạng nhà tù vắng vẻ này bắt đầu từ hơn 10 năm trước và thậm chí lên tới đỉnh điểm vào tháng 9-2015. Lúc bấy giờ, nước này đã phải “nhập khẩu” 240 tù nhân từ Na Uy để có đủ số phạm nhân quy định.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo