Trong một cuộc họp ngắn vào ngày 21-1, thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki nói :"Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chỉ thị cho cộng đồng tình báo tiến hành "đánh giá đầy đủ" về cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2020, một cuộc tấn công mạng quy mô lớn nhằm vào các cơ quan chính phủ Mỹ và vụ việc liên quan đến nhân vật đối lập Nga Alexey Navalny", theo thông tấn xã TASS.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki. Ảnh: AP
Bà Psaki nhấn mạnh: "Ngay cả khi chúng tôi làm việc với Nga để thúc đẩy các lợi ích của Mỹ, chúng tôi cũng nỗ lực để buộc Nga phải chịu trách nhiệm về những hành động liều lĩnh của mình".
Mỹ đề xuất gia hạn Hiệp ước New START với Nga thêm 5 năm
Washington nói rằng điều này là vô cùng quan trọng trong bối cảnh căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Nga hiện nay, theo thông tấn xã TASS.
Các nhà chức trách Mỹ tìm cách gia hạn Hiệp ước về các biện pháp cắt giảm và hạn chế vũ khí tấn công chiến lược (New START) thêm 5 năm, ở mức gia hạn tối đa có thể, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki xác nhận tin này tại cuộc họp giao ban hôm 21-1.
Bà lưu ý: "Tôi có thể xác nhận rằng Mỹ có ý định gia hạn thêm 5 năm cho New START. Tổng thống từ lâu đã rõ ràng rằng Hiệp ước New START là vì lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ".
Trước đó, báo The Washington Post tiết lộ rằng chính quyền mới của Tổng thống Joe Biden có kế hoạch gia hạn hiệp ước duy nhất còn lại nhằm hạn chế lực lượng hạt nhân của hai nước thêm 5 năm.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki nói, Mỹ tin rằng New START đặc biệt quan trọng khi xét đến mức độ căng thẳng trong quan hệ giữa Washington và Moscow.
Bà nói: "Sự gia hạn này càng có ý nghĩa hơn khi mối quan hệ với đối thủ như Nga hiện nay. New START là hiệp ước duy nhất còn lại hạn chế các lực lượng hạt nhân của Nga và là mỏ neo cho sự ổn định chiến lược giữa hai nước".
Moscow và Washington đã ký Hiệp ước về các Biện pháp cắt giảm hơn nữa và hạn chế vũ khí tấn công chiến lược vào năm 2010 và có giá trị trong thời hạn 10 năm (đến ngày 5-2- 2021). Nó có thể được thay thế bằng một thỏa thuận tiếp theo trước khi thời hạn kết thúc, hoặc kéo dài không quá 5 năm (cho đến năm 2026), nếu cả hai cùng đồng ý.
Theo điều khoản của hiệp ước, sau khi hiệp ước có hiệu lực vào cuối năm thứ 7, hai quốc gia phải giảm vũ khí tấn công chiến lược của mình với quy định: Tổng số lượng vũ khí không được vượt quá 700 đơn vị tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM), máy bay ném bom hạng nặng, 1.550 đầu đạn, 800 bệ phóng tên lửa hoạt động và không hoạt động, cũng như máy bay ném bom chiến lược.
Moscow đã nhiều lần kêu gọi Washington gia hạn hiệp ước, tốt nhất là 5 năm, coi hiệp ước này là "tiêu chuẩn vàng" trong lĩnh vực giải trừ quân bị. Khi còn vận động tranh cử, Tổng thống Biden cũng đã ủng hộ việc kéo dài Hiệp ước New START
Bình luận (0)