xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Triều Tiên đuổi phóng viên BBC

Bảo Hạnh (Theo Fox News, Telegraph)

(NLĐO) – Hôm 9-5, Triều Tiên ra lệnh cho 1 phóng viên đài BBC cùng nhóm của ông phải rời khỏi nước này sau khi bị tạm giam 3 ngày vì đưa tin "bóp méo sự thật".

Ông Rupert Wingfield-Hayes, phóng viên đài BBC ở trụ sở Tokyo – Nhật Bản, bị chặn lại khi đang chuẩn bị rời khỏi Triều Tiên hôm 6-5. Ngoài ra, nhà sản xuất Maria Byrne và người quay phim Matthew Goddard của ông Wingfield-Hayes cũng bị giữ lại.

Đài BBC cho biết ông Wingfield-Hayes bị các quan chức Triều Tiên tra hỏi trong 8 tiếng đồng hồ và phải ký vào một bản tuyên bố. Cả 3 người đều bị tạm giữ đến hết cuối tuần trước khi bị đưa ra sân bay Bình Nhưỡng chiều 9-5.

Lý giải về sự việc, tổng thư ký Ủy ban Hòa bình Quốc gia Triều Tiên O Ryong Il cho biết bài viết của nhà báo Wingfield-Hayes "bóp méo sự thật", "xúc phạm phẩm giá của chính quyền và lãnh đạo đất nước”. Ông tuyên bố phóng viên Wingfield-Hayes đã viết thư xin lỗi trước khi bị trục xuất hôm 9-5 và sẽ không bao giờ được phép đến Triều Tiên lần nữa.


Ông Rupert Wingfield-Hayes bị các quan chức Triều Tiên dẫn ra khỏi trường ĐH Kim Nhật Thành. Ảnh: BBC

Ông Rupert Wingfield-Hayes bị các quan chức Triều Tiên dẫn ra khỏi trường ĐH Kim Nhật Thành. Ảnh: BBC

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un, bí thư thứ nhất của đảng Lao động cầm quyền, đã chính thức được bầu làm chủ tịch đảng này trong ngày 9-5, theo hãng tin Kyodo (Nhật Bản).

Ngoài chức chủ tịch đảng Lao động, ông Kim hiện nắm giữ các chức vụ Chủ tịch thứ nhất Ủy ban quốc phòng (cơ quan quyền lực cao nhất theo Hiến pháp sửa đổi năm 2012 của Triều Tiên) và Tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang Triều Tiên.

Đài BBC nói thêm rằng chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un “không hài lòng với các mô tả của nhóm BBC về các khía cạnh cuộc sống” tại thủ đô Bình Nhưỡng.

Theo tờ The Guardian, ông Wingfield-Hayes kể lại chuyến thăm bệnh viện trẻ em cùng với một nhóm những người đạt giải Nobel. Ông mô tả những đứa trẻ trong bệnh viện trông “khỏe mạnh và không thấy một bác sĩ thật sự nào trong tầm nhìn”. “Những gì chúng tôi nhìn thấy giống như một sự sắp đặt” – nhà báo này nói thêm.

Trong một bản tin phát vào tuần trước, đài BBC cho thấy ông Wingfield-Hayes bị các quan chức dẫn ra khỏi cửa Trường ĐH Kim Nhật Thành ở Bình Nhưỡng và yêu cầu xóa đoạn băng được xem là công kích Triều Tiên.

“Đất nước này có vẻ bị ám ảnh với việc phô diễn sức mạnh và sự hoàn hảo. Mức độ kiểm soát và sự lo lắng chúng tôi nhìn thấy ở đây khắc họa sự yếu kém và thiếu an toàn bên trong” – trích lời ông Wingfield-Hayes trong đoạn băng.

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un phát biểu trong đại hội đảng hôm 8-5. Ảnh: AP
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un phát biểu trong đại hội đảng hôm 8-5. Ảnh: AP

Có hơn 100 phóng viên ngoại quốc đến Bình Nhưỡng nhân dịp đại hội đảng Lao động đầu tiên của nước này sau 36 năm. Dù vậy, họ không được tường thuật một cách thực sự về đại hội với hơn 3.400 đại biểu tham dự, phải chờ những bản thông báo chính thức được phát ra.

Thay vào đó, các quan chức Triều Tiên khiến truyền thông nước ngoài bận rộn bằng cách đưa họ đi vòng quanh Bình Nhưỡng chiêm ngưỡng những thứ họ muốn thế giới nhìn thấy nhất: bệnh viện phụ sản với những trang thiết bị hiện đại, nhà máy sản xuất dây điện, nơi sinh của cố chủ tịch Kim Nhật Thành...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo