Tuy nhiên, bà Vương có những phát biểu “khiêm tốn đáng ngạc nhiên” khi khẳng định Chí Hiến (nghĩa đen: “Hiến pháp là quyền lực tối thượng”) sẽ hoạt động “trong khuôn khổ hệ thống”. Bà nói: “Hiến pháp quy định Đảng Cộng sản sẽ lãnh đạo một thời gian dài và chúng tôi chấp nhận điều đó.Chúng tôi chỉ muốn hỗ trợ Đảng (Cộng sản) để bảo đảm hiến pháp được tôn trọng và thực thi đầy đủ” - bà nói với Reuters.
Bà Vương Tranh. Ảnh: Reuters
Hiện chưa rõ đảng này có bao nhiêu thành viên cũng như có liên hệ trực tiếp nào với ông Bạc hay không. Theo bà Vương, đảng định mở hội nghị lần đầu vào năm sau để bầu ra phó chủ tịch.
Bà Vương cho hay bà đang bị giám sát với cảnh sát, kể cả cảnh sát chìm, ở xung quanh nhà. Bà từng viết 2 lá thư mở chỉ trích những gì xảy ra với ông Bạc và sau đó bị bắt một thời gian ngắn. Bà nói chưa bao giờ gặp ông Bạc nhưng từ chối trả lời liệu đã gặp người thân của ông hay chưa.
Đến nay, chính quyền Trung Quốc chưa có tuyên bố chính thức liên quan đến sự xuất hiện của đảng Chí Hiến. Đảng Chí Hiến được thành lập giữa lúc Trung Quốc đang diễn ra Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18. Hội nghị được cho là sẽ đề ra những bước cải cách lớn chưa từng có về kinh tế và xã hội, có thể xoay quanh các vấn đề đất đai, kinh tế thị trường, doanh nghiệp, vai trò của nhà nước trong quản lý kinh tế và an sinh…
Bà Vương Tranh từng tuyệt thực khi bị ngăn cản đến Trùng Khánh gặp những người ủng hộ ô
ng Bạc Hy Lai (giữa) vào tháng 6-2013. Ảnh: Reuters
Thể hiện rõ sự ủng hộ ông Bạc, người luôn kêu gọi “phục hồi các giá trị Cộng sản truyền thống”, đảng Chí Hiến phản đối việc giảm vai trò của nhà nước trong nền kinh tế. “Tư nhân hóa là trái hiến pháp. Tập đoàn nhà nước là huyết mạch của kinh tế Trung Quốc” – bà Vương nhấn mạnh.
Bình luận (0)