xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung Quốc tăng cường hiện diện ở Đông Âu

Xuân Mai (Theo Reuters)

(NLĐO) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến ký một loạt các thỏa thuận trong chuyến thăm Serbia và Ba Lan từ ngày 17 đến 22-6.

Chuyến thăm của ông Tập diễn ra giữa lúc Trung Quốc muốn tăng cường sự hiện diện ở Trung và Đông Âu.

Ông Tập Cận Bình dự kiến sẽ kí các thỏa thuận về giáo dục, tài chính, công nghệ, hàng không dân dụng...trong chuyến công du này.

“Chuyến thăm cho thấy lãnh đạo và chính phủ Bắc Kinh chú trọng vào sự phát triển mối quan hệ Trung Quốc-châu Âu. Chúng tôi tin rằng chuyến thăm này sẽ thúc đẩy sự phát triển mối quan hệ hai bên nhiều hơn nữa” - Trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc Liu Haixing cho biết.


Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ kí một loạt các thỏa thuận trong chuyến thăm Serbia và Ba Lan. Ảnh: Reuters

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ kí một loạt các thỏa thuận trong chuyến thăm Serbia và Ba Lan. Ảnh: Reuters

Vốn đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại châu Âu đạt mức cao kỷ lục trong năm 2015 - khoảng 22,45 tỉ USD, tăng 44% so với năm trước đó. Đức, Anh và Pháp chiếm gần phân nửa số tiền này.

Trong khi đó, số tiển đầu tư vào Đông và Trung Âu chỉ chiếm một phần nhỏ.

Dù vậy, khoản đầu tư này đang tăng giữa lúc kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, buộc các công ty nước này tìm cách đa dạng hóa kinh tế thông qua những thỏa thuận về cơ sở hạ tầng, năng lượng, tài chính, bất động sản và du lịch.

Hungary và Serbia cũng đã kí thỏa thuận với Trung Quốc xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc từ thủ đô Belgrade đến thủ đô Budapest. Hungary đã phát hành trái phiếu bằng đồng nhân dân tệ.

Hồi tháng 4, Tập đoàn Sắt và Thép Hà Bắc kí thỏa thuận hơn 51 triệu USD để mua một nhà máy thép Serbia. Cũng trong tháng này, Tập đoàn tài chính Everbright cũng đã mua cổ phần sân bay quốc tế của Albania.

Trung Quốc còn thành lập diễn đàn "16+1" để tăng cường đối thoại với các nước Trung và Đông Âu.

Dù vậy, không phải quốc gia châu Âu nào cũng chào đón tiền đầu tư của Trung Quốc. Tại Đức, nỗi lo ngại đang tăng về nguy cơ để mất những công nghệ quan trọng vào tay Bắc Kinh khi ngày càng có nhiều công ty Trung Quốc tìm cách thâu tóm doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ công nghiệp nước này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo