xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung Quốc trả đũa, Mỹ bình thản

MỸ NHUNG

Tuyên bố sẽ tuần tra vùng đặc quyền kinh tế của Mỹ cho thấy Trung Quốc đang tự đạp đổ lập luận của mình về UNCLOS

Theo hãng tin Bloomberg, trong một phiên họp công khai tại Đối thoại Shangri-La 2013 hôm 1-6, đại tá Trung Quốc Chu Ba tuyên bố: “Bắc Kinh đã nghĩ đến việc phái tàu và máy bay vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Mỹ. Trên thực tế, việc này đã diễn ra một vài lần nhưng không là gì so với hành động do thám gần như hằng ngày của Mỹ và Nhật Bản trong vùng EEZ của chúng tôi”.
 
Tuyên bố này được cho là đáp trả việc hải quân Mỹ thường xuyên hoạt động trong vùng EEZ của Trung Quốc. Cũng có mặt trong cuộc họp trên, Đô đốc Samuel Locklear, Chỉ huy lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương, xác nhận thông tin này.
 
img
Hai tàu Trung Quốc dừng ngay trước tàu USNS Impeccable của Mỹ trên biển Đông năm 2009
Ảnh: US NAVY

Hiện chưa rõ tàu Trung Quốc đã dò la được tin tức tình báo của Mỹ hay chỉ lượn lờ gần lãnh thổ Mỹ để tỏ thái độ về mặt chính trị. Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự cho rằng Trung Quốc chỉ mới nới rộng bán kính tuần tra và tập trận đến gần Guam chứ chưa với đến được Hawaii hay lục địa Mỹ.

Theo phân tích của tờ Financial Times, bất đồng giữa Mỹ và Trung Quốc nảy sinh từ cách hiểu khác nhau về Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
 
UNCLOS quy định các quốc gia ven biển được độc quyền khai thác các nguồn lợi kinh tế trong vùng EEZ (kéo dài 200 hải lý từ bờ biển). Trong khi Trung Quốc đồng nhất khái niệm “vùng đặc quyền kinh tế” với “đặc quyền quân sự” thì Mỹ và nhiều nước khác tin rằng tàu thuyền, kể cả tàu quân sự, vẫn được tự do qua lại EEZ. Đô đốc Locklear lý giải vùng EEZ của toàn bộ quốc gia ven biển chiếm đến khoảng 1/3 đại dương trên thế giới, do đó phong tỏa các vùng EEZ sẽ gây trở ngại cho các chiến dịch quân sự.

Khác biệt trong cách hiểu về EEZ đã dẫn đến 2 vụ đụng độ giữa Mỹ và Trung Quốc trong quá khứ. Năm 2001, một chiến đấu cơ Trung Quốc va chạm máy bay do thám của Mỹ ngoài khơi đảo Hải Nam. Hậu quả, 1 phi công Trung Quốc thiệt mạng trong khi toàn bộ phi hành đoàn của Mỹ bị bắt giam. Tiếp đó, năm 2009, Washington tỏ ý bực bội vì các tàu Trung Quốc quấy nhiễu tàu USS Impeccable trên biển Đông.

Trong khi đó, tờ The Diplomat nhận định tiết lộ mới nhất của Trung Quốc là vấn đề lớn về mặt chiến lược và ngoại giao. Thứ nhất, nó cho thấy Trung Quốc không xem Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 là lợi ích lâu dài khi sẵn sàng đạp đổ lập luận của riêng mình về vùng EEZ để ra chiêu “gậy ông đập lưng ông” nhằm vào Mỹ.
 
Thứ hai, Trung Quốc xác nhận “đấu” với Mỹ cũng tức là “cho phép” Mỹ danh chính ngôn thuận hoạt động quân sự trước cửa nhà mình. Nhưng đây cũng có thể là điềm báo cho nhiều xung đột mới trên các vùng biển khác của Thái Bình Dương, theo Financial Times.
 
Bất chấp những điều trên, Mỹ đang tỏ thái độ Trung Quốc “trả đũa” kiểu này là bình thường và còn lâu mới đạt đến mức “nguy cơ chiến tranh”, như bình luận thản nhiên của Đô đốc Locklear: “Đúng là họ đã làm vậy và chúng tôi khuyến khích điều này”.
 

Thêm bản đồ phi lý của Trung Quốc

Một số nhà ngoại giao châu Á đã bày tỏ lo ngại về tấm bản đồ mà nhà xuất bản Sinomaps Press của Trung Quốc cho in vào tuần rồi, trong đó trắng trợn tuyên bố chủ quyền đối với 80% biển Đông.

Tấm bản đồ này hiện vẫn chưa được phát hành công khai nhưng những nhà ngoại giao có xem qua nó nhận định đây là một bước đi nữa nhằm phục vụ mưu đồ của Bắc Kinh trong việc khẳng định “đường 9 đoạn” là một đường biên giới quốc gia của nước này.
 
Theo báo The New York Times (Mỹ), đường biên giới này không được bất kỳ nước láng giềng nào công nhận nhưng Trung Quốc vẫn đang cố tình dùng nó làm căn cứ cho các tuyên bố chủ quyền đối với những hòn đảo như bãi cạn Scarborough. Bắc Kinh trên thực tế đã chiếm bãi cạn này từ Philippines vào năm ngoái.

Tạp chí Forbes (Mỹ) hôm 2-6 nhận định rằng việc đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Trung Quốc ở biển Đông đang gây lo ngại bởi vùng biển này là tuyến thông thương hàng hải quan trọng của thế giới. Động thái trên có thể cho phép Trung Quốc ra yêu sách đối với tàu thuyền hoặc máy bay nước khác đi qua vùng biển này. Nghiêm trọng hơn là nguy cơ Bắc Kinh đóng cửa vùng biển đối với các hoạt động thương mại quốc tế nếu muốn.

Việc phát hành tấm bản đồ phi lý nói trên đã bị hoãn lại từ cuối năm 2012 để có thể được lãnh đạo cấp cao chính thức thông qua. Theo Forbes, bản đồ này chắc chắn sẽ vấp phải chỉ trích của cộng đồng quốc tế nếu được phát hành công khai trong thời gian tới.
 
Hoàng Phương
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo