Ngay sau đó, Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho biết trong tuyên bố phát trên Hãng thông tấn Trung ương KCNA: “Chúng tôi sẽ dùng biện pháp này để tăng cường sức mạnh quân sự”.
Phát biểu với các nhà báo sau khi HĐBA LHQ mở rộng các biện pháp trừng phạt với Triều Tiên, Đại sứ Mỹ tại LHQ Susan Rice ngày 22-1 khẳng định việc các ủy viên nhất trí thông qua nghị quyết này là thông điệp quan trọng với Bình Nhưỡng rằng nước này sẽ "chịu hậu quả nghiêm trọng nếu vi phạm trắng trợn".
|
Mặc dù nghị quyết có sự nhất trí của 15 nước thành viên của HĐBA này không áp đặt những lệnh trừng phạt mới lên Bình Nhưỡng, các nhà ngoại giao cho biết sự ủng hộ của Bắc Kinh đối với nghị quyết này là một đòn ngoại giao đáng kể đối với Bình Nhưỡng.
Nghị quyết nhấn mạnh LHQ “lấy làm tiếc về những vi phạm” của Triều Tiên đối với các nghị quyết trước đó vốn cấm Bình Nhưỡng thực hiện thêm các cuộc thử nghiệm hạt nhân và tên lửa đạn đạo, đồng thời cũng cấm nhập khẩu các nguyên liệu và kỹ thuật phục vụ mục đích này.
Thêm vào đó HĐBA tuyên bố “quả quyết hành động hơn đối với bất cứ sự vi phạm thêm nữa của Triều Tiên”.
Triều Tiên phản ứng lại, khẳng định họ sẽ không tiến hành thêm một cuộc đối thoại nào về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và tuyên bố sẽ đẩy mạnh quân sự và năng lực hạt nhân.
Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc Lý Bảo Đông cho rằng nghị quyết nói trên của LHQ đối với Triều Tiên là “kết quả của nhiều vòng tham vấn tới tất cả các bên liên quan” và “được cân nhắc kỹ”.
Ông Lý chỉ ra rằng Trung Quốc “có lập trường rõ ràng và kiên định” về vấn đề Triều Tiên phóng vệ tinh, đồng thời khẳng định phản ứng của HĐBA cần “khôn ngoan và ôn hòa" nhằm thúc đẩy sự hòa nình và ổn định tại bán đảo Triều Tiên, giúp tránh leo thang căng thẳng.
Bình luận (0)