xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ukraine trước nguy cơ chiến tranh

HUỆ BÌNH

Vũ khí ở Ukraine liên tục “bốc hơi” làm dấy lên lo ngại về nạn kích động bạo lực trong và ngoài nước này

Người dân ở TP Donestsk, miền Đông Ukraine, đang bàn tán về thông tin các điệp viên Nga đã xâm nhập nơi này. Thậm chí, hàng ngàn công dân Nga còn đi qua biên giới để kích động bạo loạn, trong khi các tay súng ủng hộ Ukraine tích trữ vũ khí để chuẩn bị tấn công.

Bạo lực gia tăng

Vụ bạo lực mới nhất ở miền Đông được cho là bắt đầu tại Quảng trường Svoboda của khu vực Kharkov vào tối 14-3, sau đó chuyển hướng đến một trụ sở của phe ủng hộ Chính phủ Ukraine làm 2 người thiệt mạng và 5 người bị thương. Thống đốc vùng Kharkov, ông Ihor Baluta, gọi đó là động thái gây “kích động”. Một ngày trước, đã có 1 người chết và 29 người bị thương ở Donestk.

Sau khi Tổng thống Viktor Yanukovych bị lật đổ hồi tháng 2, người dân ở Donestk quê ông bắt đầu chia rẽ. “Mọi người chia thành 2 phe ủng hộ và chống lại chính quyền lâm thời. Vì điều này mà tôi mất đi những người bạn quen biết hơn 20 năm nhưng không có cách nào khác” - một cư dân tên Anton Nagolyuk, 27 tuổi, nói.

Theo kênh truyền hình RT (Nga), từ khi ông Arsen Avakov được chỉ định làm Bộ trưởng Nội vụ lâm thời, một số lượng lớn vũ khí, đạn dược đã biến mất khỏi các kho quân dụng của Ukraine. Báo cáo trình lên ông Avakov khẳng định ít nhất 5.000 súng trường AK, 2.741 súng ngắn Makarov, 123 súng máy hạng nhẹ và 12 ống phóng tên lửa Shmel đã bị đánh cắp khỏi kho vũ khí của Bộ Nội vụ tại thành phố miền Tây Lvov hồi cuối tháng 2-2014. Cơ quan điều tra cũng đang tìm hiểu xem hơn 1.500 quả lựu đạn F-1 và một số lượng lớn đạn dược đang ở đâu.

 

Phe cánh hữu huấn luyện tại Quảng trường 
Độc lập 
ở Kiev
Ảnh: REUTERS
Phe cánh hữu huấn luyện tại Quảng trường Độc lập ở Kiev Ảnh: REUTERS

 

Điều này gây ra lo ngại rằng nhiều phần tử vũ trang sẽ tấn công, khiêu khích người biểu tình và lực lượng bảo vệ pháp luật ở Ukraine cũng như một số nước láng giềng. “Có khả năng nhiều lô vũ khí đang được tuồn qua biên giới phía Tây của Ukraine sang các nước láng giềng như Romania, Albania, Transnistria và khu vực Balkan. Điểm đến cuối cùng của chúng có thể là một số nước thuộc Liên hiệp châu Âu (EU)” - Giám đốc Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ Nga (CAST) Ruslan Pukhov nhận định.

Sự trỗi dậy của cánh hữu cực đoan tại Ukraine cũng làm nhiều người e dè. Ủy ban Điều tra Nga tuyên bố sẽ thêm vào danh sách truy nã thành viên của các Đảng Cánh hữu Ukraine, trong đó có những nhân vật dẫn đầu là Oleg Tyagnibok và Dmitryi Yarosh, vì tham chiến chống Nga tại Chechnya trong những năm 1994-1995.

Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo công dân nước này hạn chế đi lại dọc biên giới Nga - Ukraine, trong khi nỗ lực đàm phán về tương lai bán đảo tự trị Crimea giữa hai ngoại trưởng Sergey Lavrov (Nga) và John Kerry (Mỹ) hôm 14-3 đã đổ bể.

 

Thị trường thế giới chao đảo

Các thị trường tài chính toàn cầu đêm 13-3 đặt trong tình trạng báo động cao sau khi có tin đồn Điện Kremlin đã rút một lượng lớn cổ phần là trái phiếu Chính phủ Mỹ ra khỏi New York.

Các vụ chuyển tiền lộ ra sau khi Ngân hàng Trung ương Mỹ đưa tin lượng trái phiếu chính phủ mà họ giữ hộ các nhà đầu tư nước ngoài trong tuần lễ kết thúc ngày 12-3 đã giảm 105 tỉ USD, từ 2.960 tỉ USD xuống còn 2.850 tỉ USD. Báo Guardian (Anh) cho rằng Ngân hàng Trung ương Nga có thể đứng sau các vụ chuyển tiền này nhưng cũng có khả năng một số nhà tài phiệt Nga hành động trước để tránh bị đóng băng tài khoản tại Ngân hàng Trung ương Mỹ.

Theo hãng tin Reuters, EU hôm 16-3 sẽ chọn ra 1 danh sách dài 120-130 mục tiêu của Nga để áp đặt lệnh cấm đi lại và đóng băng tài sản vì liên quan đến việc lấn chiếm dần Crimea. Tờ Bild (Đức) đưa tin trong danh sách có tên tổng giám đốc 2 tập đoàn dầu khí lớn nhất của Nga là Gazprom (Alexei Miller) và Rosneft (Igor Sechin).

Trong danh sách này còn có những quan chức cao cấp của Nga như Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu, Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin, Chánh Văn phòng Phủ Tổng thống Sergei Ivanov, Thư ký Hội đồng An ninh quốc gia Nikolai Patrushev nhưng không có tên Tổng thống Vladimir Putin và Ngoại trưởng Lavrov.

 

Crimea trước “ngày lịch sử”

Mỹ đã thành công trong việc cô lập Nga sau khi dự thảo nghị quyết do Mỹ đưa ra, trong đó xem cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea là bất hợp pháp, được Liên Hiệp Quốc thông qua hôm 15-3.

Theo đài BBC, chỉ có Nga phủ quyết và Trung Quốc - được xem là đồng minh của Nga về tình hình Ukraine - bỏ phiếu trắng. Cùng ngày, Tổng thống Pháp Francois Hollande tuyên bố sẽ không công nhận kết quả cuộc trưng cầu dân ý về khả năng Crimea sáp nhập Nga, cho rằng cuộc bỏ phiếu này không có cơ sở pháp lý.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine tuyên bố sẽ đẩy lùi nỗ lực của các lực lượng Nga tiến vào khu vực tiếp giáp với bán đảo Crimea. Tại Moscow - Nga, hàng ngàn người tham gia biểu tình nhằm phản đối sự can thiệp của Nga ở Ukraine.

Ngày 16-3, Cộng hòa tự trị Crimea sẽ bước vào cuộc trưng cầu ý dân nhằm quyết định có sáp nhập với Nga hay không.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo