xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ý chí Shinzo Abe

HOÀNG PHƯƠNG

Giới phân tích nhận định Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe muốn liên kết với các “ngôi sao kinh tế đang lên” tại Đông Nam Á để tìm kiếm nguồn tăng trưởng mới

Sau khi nhậm chức thủ tướng 7 năm trước, ông Shinzo Abe đã đến Trung Quốc trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của mình. Trở lại nắm quyền lần này, ông Abe đã chọn Đông Nam Á làm điểm đến đầu tiên trong động thái cho thấy quyết tâm của nhà lãnh đạo Nhật tìm kiếm sự hợp tác để ứng phó những thách thức đến từ Bắc Kinh. 

Củng cố quan hệ với ASEAN

Thủ tướng Abe hôm 16-1 bắt đầu chuyến công du 3 nước Đông Nam Á với các điểm đến lần lượt là Việt Nam, Thái Lan và Indonesia.  Đài NHK cho biết ông Abe sẽ đề nghị các nhà lãnh đạo Đông Nam Á cùng hợp tác để kiềm chế các hoạt động khiêu khích trên biển đang ngày càng gia tăng của Bắc Kinh cũng như để bảo đảm sự tự do và an toàn hàng hải.
 
Ông Abe dự kiến sẽ đề cập vấn đề này tại các diễn đàn và hội nghị quốc tế trong thời gian tới, đồng thời khuyến khích các nước tuân thủ luật pháp quốc tế. Ngoài ra, nhà lãnh đạo Nhật sẽ bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc thường xuyên xâm phạm lãnh hải nước này quanh quần đảo Senkaku mà Tokyo đang kiểm soát.
 
img
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đến sân bay Nội Bài hôm 16-1. Ảnh: REUTERS

Trước chuyến đi, ông Abe tuyên bố: “Tôi muốn chuyến công du nước ngoài đầu tiên của mình là khởi điểm của một nền ngoại giao chiến lược của chính phủ Abe. Môi trường chiến lược ở châu Á - Thái Bình Dương đang trải qua sự thay đổi mạnh mẽ. Việc có quan hệ chặt chẽ với ASEAN đóng góp cho hòa bình, ổn định của khu vực và mang lại lợi ích cho Nhật Bản”.

Nhận định về chuyến đi nói trên, giáo sư Narushige Michishita của Viện Đại học quốc gia Nhật nói với hãng tin Reuters: “Chính phủ Nhật Bản đang tìm cách củng cố quan hệ với các nước trong khu vực và tăng cường sức mạnh đàm phán trước khi nói chuyện với Trung Quốc”. Trong khi đó, ông Kunihiko Miyake, từng là một nhà ngoại giao thân cận với ông Abe, cho rằng Nhật Bản có thể làm việc với Đông Nam Á về một bộ quy tắc ứng xử có phạm vi rộng lớn hơn để tránh xảy ra các xung đột ngoài ý muốn trên biển.

Ngoài việc tìm kiếm sự hợp tác để đối phó Trung Quốc, ông Abe còn muốn liên kết với các “ngôi sao kinh tế đang lên” tại Đông Nam Á để tạo dựng nguồn tăng trưởng mới. Theo nhà lãnh đạo này, kế hoạch xây dựng cộng đồng ASEAN vào năm 2015, với tổng giá trị của các nền kinh tế trong khối đạt 2.000 tỉ USD và dân số 600 triệu người, có một sức hút lớn đối với nền kinh tế Nhật.
 
Ngoài ra, các doanh nghiệp nước này còn đang để mắt đến Đông Nam Á sau những thiệt hại do làn sóng chống Nhật vừa qua tại Trung Quốc.  Theo đài BBC, ông Abe tin rằng Nhật Bản đã trở nên phụ thuộc Trung Quốc quá nhiều về mặt kinh tế. Vì thế, ông muốn các công ty lớn của Nhật xem Đông Nam Á là một sự lựa chọn khác cho việc kinh doanh.

Chuyến công du này phần nào cho thấy sự thay đổi trong chính sách đối ngoại dưới thời thủ tướng Abe, theo đó quyết không nhân nhượng Trung Quốc về vấn đề tranh chấp lãnh thổ. Theo website tin tức Eurasia Review, ông Abe được biết đến như là một người theo đường lối cứng rắn và chủ nghĩa dân tộc. Vì thế, ngay khi nhậm chức, ông không ngần ngại tuyên bố chính phủ của ông muốn xem lại chiến lược quân sự của đất nước, với mục đích chính là đối phó với sức mạnh quân sự đang tăng của Trung Quốc.

Tăng ngân sách quốc phòng là một trong những bước đi đầu tiên để phục vụ mục đích nói trên. Bước tiếp theo có thể là chỉnh sửa hiến pháp để nâng cấp lực lượng phòng vệ của nước này thành quân đội chính quy nhằm đối phó với những thách thức trong tình hình mới.

“Việt Nam quan trọng đối với Nhật Bản”

Việc Thủ tướng Shinzo Abe chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tiên trong chuyến công du đã thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận quốc tế. Đài BBC dẫn lời giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cho rằng trong tất cả các quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam có lẽ là nước có quan hệ an ninh thân cận nhất với Nhật Bản. Trong số 8 đối tác chiến lược đã được thiết lập của Việt Nam thì Nhật Bản đứng thứ hai chỉ sau Nga. Ngoài ra, Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất của Việt Nam, nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam và là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam.

TTXVN dẫn lời Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yasuaki Tanizaki cho biết hiện nay, tại Nhật Bản, chính sách ngoại giao và chính sách kinh tế được đặt lên hàng đầu. Việt Nam đối với Nhật Bản là nước quan trọng, do đó Thủ tướng Abe đã chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài. Nhật Bản và Việt Nam trở thành đối tác chiến lược từ năm 2006 do chính Thủ tướng Shinzo Abe và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký kết.

Cũng theo ông Yasuaki Tanizaki, Thủ tướng Shinzo Abe đến thăm Việt Nam lần này nhằm tạo dựng mối quan hệ giữa hai nước phù hợp với tình hình mới. Dư luận và người dân Nhật Bản rất quan tâm đến chính sách mà Thủ tướng Abe sẽ thực hiện. Vì thế, khi Thủ tướng Abe chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài cũng nhận được sự quan tâm của người dân và phù hợp với tình hình quan hệ hai nước.
 

Gần dân, hiểu dân

Tân Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có phong cách làm việc khác hẳn những người tiền nhiệm. Ông coi nhiệm vụ quan trọng nhất trong những năm cầm quyền là gần dân và hiểu dân. 

Theo Bộ trưởng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga, Thủ tướng Abe tránh hẳn các cuộc phỏng vấn hằng ngày của báo giới nhưng lại tăng cường tiếp xúc với dân qua trang mạng Facebook. Trước khi trở thành thủ tướng, ông đã mở trang mạng cá nhân để tiếp xúc với dân. Từ ngày 10-1, ông đã mở trang chính thức với danh nghĩa thủ tướng để nâng cao chất lượng tiếp xúc. Riêng ngày 14-1, trang mới này đã có 120.000 cư dân mạng bày tỏ chính kiến ủng hộ thủ tướng.

Hãng Kyodo nhận xét: “Trang mạng chính thức Facebook rõ ràng là sự vận hành mối quan hệ quần chúng gần gũi thân thiết để làm tăng uy tín của thủ tướng. Điều này thật đáng trân trọng”. Đội ngũ cố vấn giàu kinh nghiệm tiếp xúc với dân đã giúp ông Abe đúc kết những bài học về quan hệ quần chúng từ mạng Facebook để phát huy hiệu quả tối đa.

Trong 2 tuần qua, nhân dịp năm mới 2013, ông Abe đã đi thăm và giám sát nhiều cơ sở sản xuất ở các địa phương để tìm hiểu nguyện vọng của người dân. Ông gặp nhiều trí thức, nhà khoa học, chuyên gia kinh tế, khuyến khích họ đóng góp nhiều sáng kiến phục hồi nền kinh tế sa sút trong những năm qua. Tiến sĩ Shinya Yamanaka đoạt giải Nobel năm 2012 về thành tích nghiên cứu tế bào gốc nói về cuộc gặp gỡ: “Thật là một vị thủ tướng của dân, gần dân”.

Báo The Straits Times (Singapore) bình luận: “Phong cách gần dân của Thủ tướng Abe đã được đền đáp xứng đáng. Cuối tuần qua, kênh truyền hình Nhật Bản JNN công bố kết quả điều tra dư luận cho thấy 67% người dân ủng hộ phong cách làm việc gần dân, vì dân của tân Thủ tướng Abe”.
 
Thanh Tùng
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo