xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Yakuza cũng khóc

VĂN ANH

Yakuza là thành viên đồng thời cũng là tên chung của các băng đảng tội phạm có tổ chức ở Nhật Bản. Yakuza hiện đại đầu tư vào ngân hàng và chứng khoán là hai thứ bị thiệt hại nặng nhất trong cơn bão tài chính toàn cầu vừa qua. Hậu quả là cứ ba “ông trùm” thì có một tên bị loại ra khỏi thế giới xã hội đen

Taro Hiramatsu, khoảng 50 tuổi, từng là một “ông trùm”  đứng hàng thứ hai trong một băng nhóm xã hội đen địa phương. Những hình xăm  màu trên thân thể và một lóng ngón tay út bị chặt là “giấy chứng thực” cho một quá khứ lẫy lừng. Năm ngoái, y bị  tống cổ ra khỏi nhóm  chỉ vì không có khả năng thanh toán 310.000 USD (5,58 tỉ đồng) tiền hụi chết đóng hằng tháng cho “bố già”  cấp trên.


Hiramatsu (không phải tên thật)  tâm sự: “Tôi thuộc về thế hệ cũ, không thể thích ứng với Yakuza hiện đại. Ngày nay Yakuza dùng tiền để mua đủ thứ, kể cả quan chức nhà nước”. Hiện y sống bằng nghề lái xe tải đường dài. Cái nhìn của y đối với thế hệ Yakuza sau không được thiện cảm lắm.


Khi Yakuza tự hiện đại hóa


Thế hệ Yakuza cũ gắn liền với các hoạt động truyền thống như tổ chức sòng bạc, buôn lậu ma túy, bắt cóc tống tiền, chứa gái mại dâm và cho vay nặng lãi. Kể từ khi Quốc hội Nhật thông qua đạo luật chống mafia năm 1992 dễ thở hơn trước, một số Yakuza từ bỏ các hoạt động vừa kể, lao đầu vào các hoạt động  tài chính cao cấp hơn như rửa tiền, lừa đảo qua ngân hàng, lừa đảo trên mạng internet.


Chúng cũng thừa dịp mở ra nhiều công ty bình phong lấy tiền tích lũy từ các hoạt động truyền thống đầu tư vào bất động sản và chứng khoán. Như năm 1989, Susumu Ishii – Oyabun (bố già) của đảng Inagawa-kai (một Yakuza nổi tiếng) đã bỏ ra  223 triệu USD để mua cổ phiếu của Công ty Xe lửa điện Kyuko Tokyo. 

img
Yakuza Nhật Bản với hình xăm đầy người. Ảnh: TL


Tomohiko Suzuki, tác giả nhiều cuốn sách viết về Yakuza và cựu phóng viên viết cho một tạp chí được giới Yakuza đọc nhiều, cho biết: “Khoảng 50 công ty bình phong của các băng nhóm Yakuza có mặt trên thị trường chứng khoán Tokyo và Nasdaq ở New York. Điều này ai cũng biết kể cả Ủy ban Giám sát chứng khoán  Nhật”.


Ngoài ra, chỉ riêng vùng Tokyo, mặc dù Chính phủ Nhật gần đây có nhiều cố gắng dẹp loạn Yakuza, vẫn còn khoảng 1.000 công ty bị cảnh sát phát hiện thuộc sở hữu của Yakuza. Những công ty này hoạt động trong những lĩnh vực đa dạng từ công nghệ thông tin, cửa hàng bánh mì, đến các dịch vụ cưới hỏi, mai táng. Tất cả nhằm mục đích duy nhất là rửa tiền.


Jake Adelstein, chuyên gia về Yakuza từng viết nhiều bài báo ấn tượng về thế giới xã hội đen Nhật,  nhận xét: “Khi nói đến Yakuza, người ta thường hình dung đến một gã đàn ông tay cầm kiếm, mình mẩy toàn hình xăm quái dị và ngón tay út mất một lóng. Yakuza hiện đại giống nhân viên công ty tài chính Golden Sachs hơn với một khẩu súng lục lận lưng”.


Đó là những  gã mặc quần áo hàng hiệu của Ý (Giorgio Armani chẳng hạn), tay đeo đồng hồ Rolex đắt tiền, mặt mũi bảnh trai nhờ giải phẫu thẩm mỹ. Nói cách nào đó, Yakuza bây giờ giống như các “chàng trai vàng” phố Wall ở New York. Adelstein nhấn mạnh: “Họ là  chuyên gia về cờ bạc và thị trường chứng khoán giống như một sòng bài khổng lồ”.


Thật vậy, không giống như mafia của Ý hay những bang hội  người Hoa (Tam Hoàng, Trúc Liên v.v...) vốn là những hội kín, Yakuza là một tổ chức công khai thường có văn phòng treo bảng bằng tre ở trước cửa với đầy đủ tên tuổi và huy hiệu.

Thành viên Yakuza thường đeo kính râm, ăn mặc sặc sỡ, nhìn bề ngoài dễ phân biệt với thường dân. Ngay cách đi đứng, ăn nói của Yakuza cũng khác thường. Chúng thường ngạo mạn. Tuy nhiên, cũng có Yakuza ăn mặc bình thường, chỉ khác một điều hay khoe  hình xăm khi cần để gây  áp lực với người đối diện. Theo số liệu của cơ quan cảnh sát quốc gia Nhật, hiện có hơn 82.000 người tham gia các tổ chức Yakuza.


Bão táp


Cơn bão tài chính hồi cuối năm 2008 đã quét vào nước Nhật. Thị trường chứng khoán Tokyo giảm một nửa. Tỉ lệ thất nghiệp tăng cao chưa từng thấy kể từ sau đại chiến thế giới thứ hai. Cơn bão đã tấn công trực diện trái tim tài chính của Yakuza bởi khi lợi nhuận gắn liền với bất động sản và chứng khoán, Yakuza cũng dễ bị đứt vốn như bao nhà đầu tư khác.


Một nhà báo Nhật nói với phóng viên tờ The Telegraph (Anh): “Suy thoái ảnh hưởng nặng tới các tổ chức tội phạm Nhật y như với mọi người khác. Điều này dẫn đến hệ quả tất yếu: Thành viên của nhiều tổ chức Yakuza địa phương giảm sút nhanh chóng”.


Adelstein giải thích: “Kinh tế suy sụp là cái cớ để các bố già Yakuza thanh lọc hàng ngũ. Đây là lần đầu tiên trong nhiều năm qua, họ có cơ hội để làm việc này. Số phận những người bị loại ra khỏi tổ chức ra sao không ai biết nhưng chắc chắn là không dễ chịu chút nào”.


Taro Hiramatsu là một trong số đó. Theo y, 1/3 thủ lĩnh cấp trung trong băng nhóm của y bị  sa thải. Hiramatsu  nhận xét:  “Yakuza lâm vào cảnh khốn đốn do đầu tư vào chứng khoán. Chứng khoán sụp đổ thì Yakuza cũng đổ theo”.


Cuộc khủng hoảng tài chính cũng làm nội bộ Yakuza bất đồng về phương thức hoạt động. Không ít thành viên Yakuza tự hỏi liệu có tốt hay không khi từ bỏ những giá trị truyền thống để theo đuổi những giá trị của chủ nghĩa tư bản.


Hiramatsu là một trong những người vẫn trung thành với truyền thống cũ. Theo y, lòng trung thành và sự hy sinh cho “sếp” vẫn còn ý nghĩa. Y nuối tiếc rằng giờ đây trong hàng ngũ các thành viên của Yakuza không còn ai  giữ được tinh thần võ sĩ đạo.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo