xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bảo kê... máy gặt lúa

Đức Ngọc - Nghĩa Đàn

Xuống đồng gặt lúa thuê, chủ máy gặt phải nộp tiền bảo kê cho các đối tượng côn đồ. Thậm chí, họ còn phải đóng cho chính quyền xã từ 1-2 triệu đồng tiền an ninh

Huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An đang vào cao điểm thu hoạch lúa vụ hè thu nên có rất nhiều chủ máy gặt từ khắp nơi đổ về đây thu hoạch lúa thuê cho bà con nông dân.

Quá vô lý!

Tuy nhiên, chủ các máy gặt phải đóng từ 1-2 triệu đồng cho chính quyền địa phương để lo công tác an ninh. Theo thống kê, đã có 19 chủ máy gặt lúa hoạt động ở địa bàn xã Bắc Thành, huyện Yên Thành phải nộp tổng số tiền là 38 triệu đồng cho công an xã này.


Muốn gặt lúa trên các cánh đồng ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, chủ các máy gặt phải nộp tiền bảo kêẢnh: Nghĩa Đàn

Muốn gặt lúa trên các cánh đồng ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, chủ các máy gặt phải nộp tiền bảo kêẢnh: Nghĩa Đàn

Ông Hoàng Văn Chín (ngụ xã Xuân Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An), chủ một máy gặt, bức xúc: “Khoản thu trên chúng tôi thấy quá vô lý. Vay ngân hàng được gần 700 triệu đồng mua cái máy gặt lúa để mưu sinh, nếu xã nào cũng làm như thế thì có nước chết”. Lý giải với phóng viên về khoản thu vô lý trên, ông Nguyễn Lương Bằng, Trưởng Công an xã Bắc Thành, cho rằng việc thu 2 triệu đồng của các chủ máy gặt là chủ trương của UBND xã để bảo đảm an ninh. Toàn bộ số tiền 38 triệu đồng công an thu của 19 chủ máy gặt đều được bàn giao cho thủ quỹ xã.

Tại xã Nhân Thành, huyện Yên Thành, nhiều chủ máy gặt cũng phải đóng 3 triệu đồng, gồm 2 triệu đồng tiền cọc hợp đồng và 1 triệu đồng tiền an ninh, kinh phí hoạt động cho HTX. Ông Nguyễn Thọ Tuy, Chủ tịch UBND xã Nhân Thành, thừa nhận xã đã thu 27 triệu đồng của các chủ máy gặt hoạt động trên địa bàn.

Theo tìm hiểu của phóng viên, nhiều địa phương khác của huyện Yên Thành như xã Long Thành, xã Nhân Thành, thị trấn Yên Thành... cũng xảy ra tình trạng tương tự. Ngoài ra, một số xã, thị trấn ở huyện này còn tự ký kết hợp đồng trái luật với các chủ máy gặt gây khó khăn cho người dân trong việc thu hoạch lúa. Cá biệt ở một số nơi, chính quyền còn chỉ đạo lực lượng công an tổ chức chốt chặn không cho những máy gặt lạ vào địa bàn thu hoạch lúa.

Ông Nguyễn Vương Ngọc, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thành, cho biết huyện không có chủ trương thu tiền của các chủ máy gặt; việc các xã tự ý thu tiền, ký hợp đồng với chủ máy gặt như vậy là sai. “Chúng tôi đã chỉ đạo trả toàn bộ số tiền thu sai cho 19 chủ máy gặt” - ông Ngọc nói.

Côn đồ lộng hành

Tại một số huyện ở tỉnh Nghệ An xuất hiện nhiều nhóm côn đồ hoạt động theo hình thức “cò mồi”, thu tiền bảo kê các chủ máy gặt. Chúng dùng vũ lực buộc các chủ máy gặt phải đóng tiền an ninh từ 20.000 đến 40.000 đồng/sào hoặc 8-10 triệu đồng/vụ. Điển hình là vào ngày 1-6, anh Nguyễn Văn Hải (SN 1968; ngụ xã Xuân Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An) đang gặt lúa cho người dân ở xóm 5 và xóm 6, xã Thịnh Sơn, huyện Đô Lương thì Thái Văn Hiệp (SN 1988) và Nguyễn Hồng Điệp (SN 1988) cầm dao đến đe dọa, yêu cầu phải nộp tiền bảo kê 30.000 đồng/sào. Sợ bị đánh, anh Hải phải đưa cho Hiệp và Điệp 1 triệu đồng.

Ngày 2-6, khi phát hiện anh Nguyễn Công Kỷ (SN 1966; ngụ xã Thái Sơn, huyện Đô Lương) cùng 3 người làm thuê đang gặt lúa tại cánh đồng xóm 7, xã Thượng Sơn, huyện Đô Lương thì Nguyễn Xuân Việt (SN 1987), Nguyễn Công Quyết (SN 1990), Đặng Văn Sen (SN 1980) và Lê Văn Phú (SN 1990) kéo đến dùng hung khí đe dọa và yêu cầu nộp cho chúng 10 triệu đồng/vụ hoặc 30.000 đồng/sào. Lấy lý do khó khăn, anh Kỷ xin phép đưa máy về thu hoạch lúa cho người dân xã Thái Sơn nhưng các đối tượng trên vẫn kiên quyết không cho và tuyên bố: “Không đóng tiền bảo kê thì không được gặt lúa ở bất kỳ cánh đồng nào”. Quá hoảng sợ, anh Kỷ phải đưa cho bọn chúng 4 triệu đồng để được yên thân.

Nhận được tin báo, Công an huyện Đô Lương đã bắt giữ 2 băng nhóm côn đồ trên, thu giữ nhiều hung khí. Tại cơ quan điều tra, các đối tượng khai nhận khi thấy nhiều máy gặt thu hoạch lúa cho người dân, bọn chúng đã thống nhất dùng vũ khí đe dọa, đòi tiền bảo kê của các chủ máy gặt để lấy tiền ăn chơi.

Nông dân lãnh đủ

Để yên thân, nhiều chủ máy gặt đã phải chấp nhận đóng một khoản tiền cho các đối tượng “cò mồi”, bảo kê và đây chính là nguyên nhân dẫn tới giá thuê thu hoạch lúa tăng lên. “Bình thường, thu của người dân 120.000 -140.000 đồng/sào là họ đã có lãi nhưng vì mất tiền “cò mồi”, bảo kê nên nhiều nơi giá bị đẩy lên 160.000-200.000 đồng/sào” - anh K., chủ một máy gặt, chia sẻ. Ông Hoàng Văn Lý, Bí thư Đảng ủy xã Hợp Thành, cho biết mới đây có mấy cá nhân bảo kê đẩy giá máy gặt lên cao khiến người dân phản ứng gay gắt, xã buộc phải báo công an huyện về xử lý.

Ông Nguyễn Vương Ngọc thừa nhận: “Chủ máy gặt mất một khoản tiền cho các đối tượng “cò mồi” nên họ thu tiền công gặt lúa cao lên, mọi gánh nặng đều đổ lên người nông dân. Chúng tôi đã yêu cầu công an lập chuyên án xử lý nạn “cò mồi”, bảo kê máy gặt lúa trên địa bàn”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo