xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bộ Giao thông nói gì về việc di dời trạm thu phí BOT Cai Lậy?

V.Duẩn - T.Huỳnh - P.Nhung

(NLĐO)- 15 giờ chiều nay 17-8, trong cuộc họp báo về những vấn đề liên quan đến trạm thu phí BOT Cai Lậy, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông đã trả lời câu hỏi về việc có di dời trạm thu phí BOT Cai Lậy về địa điểm mới hay không.

Bộ Giao thông nói gì về việc di dời trạm thu phí BOT Cai Lậy? - Ảnh 1.

Trạm thu phí Cai Lậy đặt tại Quốc lộ 1 gặp phải sự phản đối của nhiều tài xế - Ảnh: LÊ PHONG

Vào 15 giờ chiều nay 17-8, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông chủ trì cuộc họp báo về những vấn đề liên quan đến trạm thu phí BOT Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) đang gây bức xúc dư luận trong những ngày qua.

Cuộc họp báo này được dư luận cũng như báo chí đặc biệt quan tâm. Như Báo Người Lao Động đã thông tin, vào 16 giờ 30 phút ngày 13-8, nhiều tài xế đã có mặt tại trạm thu phí Cai Lậy dùng tiền lẻ để mua vé qua trạm nhằm phản đối vị trí đặt trạm và mức phí cao. Vụ việc đã khiến Quốc lộ 1 kẹt xe kéo dài hơn 3 km, ngay tại trạm BOT Cai Lậy cảnh náo loạn diễn ra. Ngay sau đó, chủ đầu tư buộc phải xả trạm để tránh ùn tắc giao thông.

Tiếp đó, khoảng 16 giờ chiều ngày 14-8, các tài xế tiếp tục đồng loạt đưa tiền lẻ mệnh giá từ 200 đồng đến 1.000 đồng khi mua vé qua trạm, khiến hàng trăm phương tiện ùn ứ, xếp hàng khoảng 2 km, buộc BOT Cai Lậy phải xả trạm lần thứ hai.

Và từ ngày 15-8 đến nay, trạm BOT Cai Lậy đã phải ngưng hoạt động để chờ quyết định của cấp có thẩm quyền, sau những phản ứng dữ dội của những lái xe đi qua tuyến đường này.

Bộ Giao thông nói gì về việc di dời trạm thu phí BOT Cai Lậy? - Ảnh 3.

Trạm BOT Cai Lậy đang thu hút sự chú ý của dư luận những ngày qua

Để giải quyết, hôm qua 16-8, Bộ GTVT đã làm việc với UBND tỉnh Tiền Giang, chủ đầu tư và một số cơ quan liên quan, thống nhất giảm giá dịch vụ cho tất cả phương tiện qua trạm BOT Cai Lậy từ ngày 21-8-2017, đồng thời giảm tối đa (100%) giá dịch vụ cho các phương tiện thuộc nhóm 1 và nhóm 2 của chủ sở hữu có hộ khẩu thường trú tại các xã: Phú Nhuận, Mỹ Thành Nam, Bình Phú và Phú An thuộc huyện Cai Lậy (không kinh doanh vận tải); giảm 50% giá dịch vụ cho các phương tiện còn lại tại 4 xã nói trên và xe buýt hoạt động nội tỉnh Tiền Giang. Thời gian áp dụng trước ngày 10-9-2017.

Tuy nhiên đón nhận thông tin giảm giá vé, rất nhiều tài xế vẫn bày tỏ sự phản đối và đề nghị phải di dời vị trí đặt trạm BOT Cai Lậy hiện nay trên QL1 về đặt trên tuyến đường tránh; đồng thời đề nghị làm rõ việc giảm giá vé liệu có kéo dài thời gian thu phí hay không.

Trả lời Báo Người Lao Động vào chiều 16-8, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật khẳng định rất khó để có thể di dời vị trí trạm BOT Cai Lậy đang đặt trên QL1.

Báo Người Lao Động sẽ liên tục cập nhật diễn biến cuộc họp báo. Mời quý độc giả theo dõi trong phần tường thuật dưới đây:

Tiêu điểm sự kiện

    16:40 ngày 17/08/2017

    Đề xuất làm cao tốc Bắc - Nam phương thức BOT thì cần tiếp thu những gì để làm tốt hơn?

    Thứ trưởng Đông: Đề xuất này xuất phát từ không có tiền ngân sách đầu tư toàn bộ. Tuy nhiên, cũng kèm các cơ chế, thậm chí thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ mới thu hút được… Những điều này rút ra được từ bất cập đã được nhận thấy.

    Có thông tin bộ GTVT chấp thuận về mặt chủ trương để làm tuyến BOT Cai Lậy giai đoạn 2? Việc thu phí bảo trì đường bộ có đủ không? Đoạn xuống đến cầu Mỹ Thuận tỉnh cũng đề nghị đưa vào dự án này?

    Thứ trưởng Đông: Chúng tôi cho rằng phụ thuộc vào sự cần thiết. Đấy mới là đề nghị thôi vì nhà cấp tín dụng có đồng ý hay không. Cứ chốt lại phần đã có đã. Phần còn lại thì khả thi mới làm. Thu phí bảo trì đường bộ đạt ổn. Nhưng chỉ đạt được 50% nhu cầu bảo trì đường bộ nói chung.

    Cá nhân Thứ trưởng có đi qua và trả phí không? Thấy có cao không? Có xót tiền không?

    Thứ trưởng Đông: Tôi theo dõi, chỉ đạo dự án này trước kia, sau đó bàn giao cho Thứ trưởng Nhật. Xe chúng tôi đi cũng phải trả phí hết, không được miễn. Có xót tiền hay không cần làm so sánh. Trước khi xót ở mức độ nào, nay thế nào. Cần so sánh.

    16:27 ngày 17/08/2017

    Tại sao chỉ định nhà đầu tư?

    Phóng viên tiếp tục đặt câu hỏi quá trình lựa chọn nhà đầu tư có nhiều người quan tâm không? Tại sao quyết định phương án chỉ định nhà đầu tư? Bao giờ dự án chốt số liệu quyết toán? Sau điều chỉnh ước tính thời gian thu phí kéo dài bao nhiêu năm? Tại sao trước đây không đề cập nội dung sửa chữa Quốc lộ 1, về sau lại đưa vào?

    Thứ trưởng Đông cho rằng Bộ khó lường hết được những sự việc xảy ra như thế này. Thực tế, xung quanh những chuyện phóng viên, người dân đã nêu, Bộ đang tập trung tích cực trao đổi với tỉnh Tiền Giang, nhà đầu tư để xử lý. Quan trọng là dự án trên địa bàn thì phải phối hợp chặt chẽ với địa phương, đảm bảo được an ninh trật tự, giải quyết để cố gắng hài hoà. Mong rằng không có thêm sự cố gì phức tạp nữa. 

    Đại diện Bộ GTVT cho rằng hợp đồng kinh tế công khai như thế nào cũng là vấn đề. Luật mới cần có hình thức cụ thể nào đó, như có đưa lên mạng không? Còn việc công khai mức phí cũng phải có hình thức thích hợp. Nếu công khai kiểu phải “post” lên rất là khó. Người sử dụng chỉ quan tâm giá, phí phải chịu bao nhiêu, cơ quan thuế công khai hàng ngày, hàng tháng…

    Ông Nguyễn Viết Huy, Trưởng Ban PPP, Bộ GTVT, cho biết theo quy định pháp luật, các hình thức lựa chọn nhà đầu tư như đấu thầu, hoặc căn cứ vào tính cấp bách thì chỉ định thầu. Cụ thể ở đây, Cai Lậy căn cứ đảm bảo giảm ùn tắc, an toàn giao thông trên QL 1 nên báo cáo Chính phủ và Chính phủ đồng ý quyết định chỉ định thầu. Hiện nay, Bộ đang chỉ đạo cơ quan liên quan rà soát, kiểm lại lưu lượng xe để đưa ra thời gian chính thức, có thể 12-14 năm.

    Thứ trưởng Đông cho biết đây là đánh đổi giá thu với thời gian, đó là bài toán tổng thể. Khi đã chốt phương án tài chính tại thời điểm đó vẫn phải xác định hàng năm rà lại mức tăng trưởng của xe để chốt lại.

    Ông Nguyễn Viết Huy cho biết thêm về quyết toán dự án thì BOT là dự án mở, căn cứ tổng mức đầu tư, yếu tố lưu lượng… sau đó mới tính toán đến thời gian thu của dự án. Nghị định 15 quy định trong 6 tháng sau khi bàn giao sử dụng phải thực hiện quyết toán. Chưa quyết toán mà cho thu là vì quy định là dự án bàn giao sử dụng sẽ được thu.

    16:25 ngày 17/08/2017

    Xử lý như thế nào nếu nhà đầu tư kiện?

    Phóng viên đặt câu hỏi trường hợp nhà đầu tư nào đó chịu rủi ro và khởi kiện lại thì xử lý sao?

    Thứ trưởng Đông cho rằng những sự việc xảy ra như thế này là đáng tiếc. Nếu lợi ích họ không thoả mãn và vi phạm cam kết thì các bên phải cùng nhau giải quyết. “Chúng tôi rất muốn nhà đầu tư, tổ chức tín dụng cùng chúng tôi chia sẻ. Giải quyết nợ xấu đang cao điểm. Nếu chậm trả vốn sẽ tác động lớn đến ngân hàng. Trong trường hợp bị kiện thì phải ra toà”- Thứ trưởng khẳng định.

    16:17 ngày 17/08/2017

    Thứ trưởng nói về quyền đi lại của người dân

    Về quyền đi lại của người dân, Thứ trưởng Bộ GTVT cho rằng thực tế, ai cũng mong muốn “free”. Các nước châu Âu “già” không thu phí. Nhưng các nước xung quanh Việt Nam đều phải thu hút vốn, đây là bức tranh chung. Quan điểm phải là đường tốt hơn chứ không phải “ổ gà”. Cần thu hút cả nhà nước, tư nhân mới làm được. “Nếu dùng ngân sách nhà nước chúng tôi rất mong muốn nhưng chúng ta không có. Kế hoạch trung hạn 2016-2020 chỉ cấp vốn được 30%, còn 70% còn lại kỳ vọng thêm ở tư nhân. Lợi ích chung là đưa dự án vào, để người dân đi lại êm thuận hơn. Không phải đi 1 con đường trả tiền 2 đường mà là thu phí lượt. Thu phí lượt thì có bất cập, không tính theo chiều dài con đường. Tại sao giảm phí cho người ở lân cận các trạm vì đây là khu vực người dân đi hàng ngày, tần suất lớn. Còn nếu tuần đi một lượt thì không. Đấy cũng là hài hoà lợi ích sử dụng. Thực tế, công khai minh bạch là điều hướng tới để thực hiện hình thức công tư này, nhưng giám sát mới là quan trọng. Tuy nhiên, cần tính đến tính khả thi và nên có quy định, hình thức phù hợp, chứ không phải đi phát tờ rơi hay xin ý kiến từng người dân. Làm gì cũng cần khả thi”- Thứ trưởng khẳng định.

    15:47 ngày 17/08/2017

    Thứ trưởng trả lời về "hai cây cầu biến mất"

    Phóng viên đặt câu hỏi về 2 cầu được thay bằng 2 cống thì giảm bao nhiêu tiền, trừ được bao nhiêu thời gian thu phí? Trước có nói BOT quyết toán xong mới thu phí, ở đây chưa quyết toán đã thu phí? Nhiều dự án BOT “không có lối thoát” cho người tham gia, tức không có đường nào khác?

    Thứ trưởng Đông cho biết vấn đề đảm bảo nguyên tắc đủ lưu lượng thoát nước, còn tính toán giảm được bao nhiêu giờ thì chưa biết được. "Chúng tôi sẽ giao anh em cung cấp xem giảm được bao nhiêu. Nhưng sẽ không nhiều và không tác động lớn"- ông khẳng định.

    Ông cũng cho biết thực tế xuất phát từ nguồn ngân sách quá thiếu. "Chúng tôi lo ngại khả năng ngân sách cải tạo nâng cấp quốc lộ là khó khăn nên vẫn cải tạo nâng cấp trên đường hiện hữu để nâng cao khả năng khai thác. Chủ trương chung là bây giờ chỉ đề nghị làm tuyến mới. Chắc chắn sẽ có tác động nhất định vì ngân sách hạn chế sẽ khó khăn"- Thứ trưởng nói.

    Thứ trưởng Đông cũng cho rằng chất lượng dự án, cụ thể là dài ngắn nói là 12 km nhưng phải căn cứ bản vẽ. Việc thanh toán có khối lượng, thậm chí có nghiệm thu đến từng mặt cắt ngang. Về 2 cái cống, gọi là "cống" là do thuật ngữ kỹ thuật, chuyển thành cống vì người ta thanh toán trên cơ sở nghiệm thu khối lượng.

    Trả lời thêm, đại diện Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông, cho biết về góc độ quản lý nhà nước thì cơ quan đại diện nhà nước có thẩm quyền trực tiếp quản lý theo dõi, khi kết thúc, bao giờ Bộ cũng có hội đồng kiểm tra công tác nghiệm thu.

    Đoạn Quốc lộ 1A kết thúc thi công tháng 1-2016 và đưa vào khai thác thường xuyên. Tuyến tránh thì Tết 2016, 2-9-2016 và Tết 2017 đã có những đợt đưa vào khai thác tạm thời. Khi hoàn thiện chính thức thì đưa vào khai thác từ 6-2017. Nghiệm thu thủ tục đầy đủ. Chủ đầu tư đang làm công tác hoàn công, xem xét, đưa vào quyết toán.

    Về chất lượng, theo hồ sơ tư vấn nhà thầu tổ chức thi công thì đang đúng theo quy định. Về hành lang an toàn ban đầu chỉ có ruộng, khi bắt đầu thi công nền thì có bà con bắt đầu đưa vào một số nền nhà dân. Nhiều vị trí bà con lấn ra sát lộ dù đã có rất nhiều văn bản chỉ đạo. Bởi vậy, thực tế, có khi tuyến tránh lại thành một đô thị nữa.

    Trả lời tiếp, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông nói: “Nghị định không xử lý được hết mọi vấn đề. Nó còn tác động Luật Đầu tư công, Luật Doanh nghiệp… Do vậy, chúng tôi đề nghị cần có luật để khắc phục mọi bất cập. Ngoài ra, cơ chế cũng cần được xây dựng như nguyên tắc tính lãi như nào, khi chấm dứt hợp đồng xử lý ra sao, bảo lãnh khoản vay hay không, bảo lãnh doanh thu hay không? Hiện tại, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa Nghị định 15, chúng tôi sẽ góp ý. Chúng tôi mong muốn hình thành được khung pháp lý đồng bộ, thu hút được nhiều đầu tư hơn”.

    15:35 ngày 17/08/2017

    Có di dời trạm BOT Cai Lậy hay không?

    img

    Thứ trưởng Đông trả lời về có di dời trạm Cai Lậy hay không

    Phóng viên đặt câu hỏi sau khi người dân có phản ứng thì bộ cũng như chủ đầu tư có động thái miễn, giảm phí, sẽ kéo dài thời gian thu phí, tiền lãi ngân hàng chủ đầu tư phải chịu và dân phải bỏ tiền ra gánh? Vậy ai chịu trách nhiệm? Liệu có việc chuyển trạm thu phí về điểm mới và bỏ ngân sách mua đoạn đường này được không?

    Việc đặt các trạm BOT dựa trên việc chỉ trải thảm mặt đường, chỉ nâng cấp thì Cai Lậy không phải trường hợp đầu tiên. Trước đây đã có cao tốc Hà Nội – Bắc Giang. Người dân bắt buộc phải đi qua con đường này, vậy chủ trương BOT bộ có điều chỉnh gì không?

    Trả lời, Thứ trưởng Đông cho hay cần phải xử lý hài hoà, nghĩa là mức phí phù hợp với khả năng khả thi thu hồi được vốn, nếu kéo dài thời gian quá ảnh hưởng thu hồi vốn, kinh doanh của ngân hàng. "Chúng tôi đã có phương án tài chính sơ bộ, trong đó có điều chỉnh mức giá, thời gian. Chủ đầu tư sẽ làm việc với tổ chức tín dụng để khớp lại. Mức lãi cũng phải tính công bằng với người ta" - ông Đông nói.

    Thứ trưởng khẳng định một lần nữa rằng trạm này thuộc phạm vi dự án. Đầu tư hình thức BOT, để giảm gánh nặng cho nhà nước trong khi ngân sách rất khó khăn. Đây là kênh hút vốn nhưng vấn đề có phát sinh, bất cập thì phải cùng nhau giải quyết. Không những hạ tầng đường bộ mà cả hàng không, bến cảng, đường sắt… cũng cần thu hút vốn trong, ngoài nước.

    Về việc duy tu bảo dưỡng, ông Đông cho hay 2 đoạn này khi xem xét đều thấy xuống cấp nên mới đưa vào phạm vi dự án, có cải tạo nâng cấp chứ không phải chỉ đưa vào để thu phí.

    img

    Thứ trưởng Đông trả lời câu hỏi về "tráng đường rồi thu phí"

     

     

    15:24 ngày 17/08/2017

    Đặt vị trí trạm BOT Cai Lậy căn cứ cơ sở nào?

    Phóng viên đặt câu hỏi căn cứ cơ sở nào mà bộ GTVT và chủ đầu tư đặt vị trí ở nơi tất cả tài xế đều phản đối và có sức hút dòng phương tiện lớn? Với đường Quốc lộ thì tiền bảo trì duy tu sẽ sử dụng ở quỹ bảo trì đường bộ mà lại dùng tiền thu từ BOT là có hợp lý? So sánh phí Trung Lương và Cai Lậy thấy chênh lệch cao, người dân thấy bất hợp lý đề nghị giải thích rõ hơn.

    Thứ trưởng Đông cho biết: "Phải nói rằng việc đặt 1 trạm thu phí có cả quá trình diễn ra rất lâu. Trước có dự án từ vốn ngân sách nhà nước, sau đó các dự án BOT vào. Một số do mục tiêu huy động vốn cũng đặt trạm để đảm bảo thu hồi vốn. Còn với trạm cụ thể này đặt trên phạm vi dự án. Bất kỳ trạm thu phí nào đều đặt trên phạm vi dự án. Do đó, Chính phủ đã chỉ đạo rà lại, sắp xếp lại nhiều trạm để xác định đưa về khu vực dự án cho phù hợp. Tất nhiên, vẫn còn ở khu vực ngoài dự án.

    img

    Thứ trưởng trả lời câu hỏi về căn cứ xác định vị trí đặt trạm BOT Cai Lậy

    Với Cai Lậy, căn cứ vào phương án tài chính, nằm trên phạm vi dự án, quá trình làm có lấy ý kiến của các cơ quan như bất kỳ trạm nào khác, bao gồm ý kiến địa phương, bộ Tài chính, HĐND… Khẳng định là nằm ở phạm vi dự án và căn cứ vào tài chính để làm. Mục tiêu tối cao làm BOT là hài hoà lợi ích, nhà nước không bỏ tiền đầu tư vì ngân sách hạn chế và nhà đầu tư có lợi nhuận, người cấp vốn cũng phải thấy khả thi mới cấp vốn.

    Về quỹ bảo trì đường bộ, phạm vi áp dụng dự án BOT nói chung đều có phần cải tạo nâng cấp, hiện đại hoá những cái hiện có. Dự án cụ thể này có nâng cấp cải tạo đường, cầu Quốc lộ 1 để nâng tải trọng, đồng thời làm tuyến tránh.

    Về giá cước phí, Thứ trưởng cho hay 2 phương thức thu phí khác nhau. Tại Trung Lương là ngân sách nhà nước xây dựng, có thu phí để thêm ngân sách nhà nước nhưng không giới hạn thời gian thu phí. Cai Lậy thu phí lượt thì căn cứ vào phương án tài chính, khả năng của tổ chức tín dụng, hài hoà lợi ích các bên.

    “Vấn đề phát sinh đều có quy định hợp đồng để xử lý. Đầu tiên là chủ đầu tư chịu trách nhiệm. Tổng cục Đường bộ sẽ quản lý trong quá trình khai thác. Cuối cùng là trách nhiệm địa phương. Chúng tôi đang xử lý tiếp trong thời gian tới và còn rất nhiều bước phải làm. Không thể quyết định theo thủ tục hành chính được vì ta ký hợp đồng, các bên phải có sự trao đổi để hoàn chỉnh, có sự xem xét của ngân hàng nếu không khoản vay đến hạn thành nợ xấu. Sai đến đâu xử lý đến đấy. Nếu sai về hình sự sẽ xử lý hình sự. Nay chưa phát hiện dấu hiệu hình sự”- Thứ trưởng phân trần.

    Thứ trưởng khẳng định phương thức này thu hút được nguồn lực trong điều kiện ngân sách hạn chế. Khi có nơi chưa đồng thuận, Chính phủ đã chỉ đạo rà soát tất cả các trạm để xem xét điều chỉnh, linh hoạt, phù hợp về phương án tài chính.

    15:10 ngày 17/08/2017

    Bắt đầu họp báo BOT Cai Lậy

    Đúng 15 giờ chiều, buổi họp báo bắt đầu. Thứ tưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông, người phát ngôn Bộ GTVT, chủ trì buổi họp báo.

     

    img
    Thứ tưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông chủ trì buổi họp báo

    Phát biểu trước khi các phóng viên đặt câu hỏi, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết đã trao đổi với các báo đài khác nhau liên quan đến vụ việc tại trạm thu phí Cai Lậy và đã đưa tin. Bộ cũng đã làm việc với địa phương, nhà đầu tư và đã có báo cáo lên Bộ GTVT về kiến nghị xử lý vấn đề đưa vào thu giá dịch vụ của dự án đi qua khu vực đường tránh.

    img

    Bắt đầu họp báo về BOT Cai Lậy

    "Hôm nay, chúng tôi trao đổi và cung cấp thêm thông tin về vấn đề này. Trước đó, chúng tôi cũng đã có thông cáo về kết quả xử lý ban đầu của bộ"- Thứ trưởng nói.

    Cuộc họp báo thu hút sự tham gia của rất đông phóng viên các báo, đài có mặt từ sớm.

     

    img
    Rất đông phóng viên đến tham dự, đưa tin buổi họp báo

     

    Lên trên
    Lên đầu Top

    Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

    Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
    60 giây nữa.

    Thanh toán mua bài thành công

    Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

    • Tặng bằng link
    • Tặng bạn đọc thành viên
    Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

    Chọn phương thức thanh toán

    Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

      Chọn phương thức thanh toán

      Chọn một trong số các hình thức sau

      Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

      Thông báo