Với gần 2.780 đảo lớn nhỏ, lý ra du lịch đảo phải là điểm mạnh của nước ta nhưng thực tế thì ngược lại. Trong khi một số đảo đang ngày càng bị “bóc lột” đến biến dạng thì không ít nơi mòn mỏi chờ ngày thăng hoa.
Tạp nham, ô nhiễm và đơn điệu
Trong ảnh: Đảo Song Tử Tây nhìn từ hải đăng Ảnh: PHAN ANH
“Đầu tư du lịch ở Phú Quốc bắt đầu từ 15 năm trước nhưng đến nay mọi thứ vẫn ngổn ngang. Trong khi đó, đảo Koh Samui của Thái Lan chỉ mới được đầu tư cách đây khoảng 5 năm đã đón 2 triệu lượt khách/năm nhờ những bãi biển thơ mộng, những điểm tham quan giải trí hoành tráng” - ông Nguyễn Văn Mỹ - Chủ tịch Hội HĐQT Công ty lữ hành Lửa Việt - so sánh.
Khách đông như vậy nhưng dù có muốn tiêu tiền, du khách cũng chẳng biết tiêu vào đâu vì ngoài cảnh quan tự nhiên, di tích lịch sử, chùa chiền thì trên đảo không có bất cứ điểm vui chơi, giải trí nào. Đặc biệt, việc khai thác cát tràn lan đã khiến hòn đảo này không có lấy một bãi tắm. Chưa kể, do không có nhà máy xử lý rác thải nên đi đâu ở Lý Sơn cũng thấy rác tràn ngập.
Thừa nhận những hạn chế trên, ông Phạm Hoàng Linh, Phó Chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn, cho biết đang xúc tiến xây dựng bãi rác để xử lý tình trạng ô nhiễm, phát triển du lịch cộng đồng, đưa du lịch Lý Sơn phát triển xứng với tiềm năng.
Cũng là đảo núi lửa như Lý Sơn nhưng nhiều năm qua, đảo Phú Quý - Bình Thuận vẫn còn xa lạ với nhiều du khách. Rào cản lớn nhất để đến với hòn đảo này là phương tiện di chuyển. Để đến đảo, du khách phải mất 6 giờ ngồi vạ vật trên tàu chở hàng với lịch trình thất thường theo thời tiết.
“Trong khi đảo Jeju của Hàn Quốc không đẹp bằng Lý Sơn và Phú Quý nhưng họ đã xây dựng nơi này thành thiên đường du lịch, trung tâm điện ảnh thì ở ta, nếu không bị con người hủy hoại thì cũng đang nằm chờ du khách” - anh Nguyễn Vũ Hoàng (ngụ TPHCM) tiếc nuối.
Cù Lao Xanh, “hòn ngọc xanh” của Bình Định, cũng trong hoàn cảnh tương tự. Ông Nguyễn Ngọc Anh, trạm trưởng hải đăng Cù Lao Xanh, nói: “Có nhiều du khách nước ngoài thuê du thuyền từ Quy Nhơn ra nhưng dịch vụ ở đây chưa có gì nên họ chỉ ở một đêm rồi về”.
Du lịch Trường Sa: Tại sao không?
Theo đại tá Phạm Văn Quang, Trưởng Phòng tuyên huấn (Cục Chính trị - Quân chủng Hải quân), hầu như năm nào cũng có những cuộc gọi hỏi về du lịch Trường Sa. Câu trả lời là “phải chờ trong tương lai”.
Trường Sa là vấn đề “nhạy cảm” đã đành nhưng còn nhiều hòn đảo đẹp ven biển của Việt Nam vẫn mòn mỏi chờ du khách. Trong hành trình tới các cụm đảo Đông Bắc Tổ quốc, gồm đảo Bạch Long Vĩ, Trần, Trà Bản, đại tá Đặng Quốc Văn, Phó Chủ nhiệm Chính trị vùng 1 Hải quân, tiếc nuối: “Điều kiện của ta chưa cho phép tổ chức những tuyến du lịch tới những đảo này vì phần lớn vẫn là đảo quân sự và cơ sở hạ tầng chưa thể đón khách được”.
Quan Lạn “lột xác” Năm năm trước, hầu như không có khách du lịch đến Quan Lạn (Cô Tô, Quảng Ninh). Nhưng hiện nay, Quan Lạn đã trở thành một hòn đảo du lịch hàng đầu của Quảng Ninh và khu vực phía Bắc. Dù chỉ có khoảng 3.600 nhân khẩu nhưng năm 2012, đảo này đã đón tới 4.000 lượt khách du lịch. Một phần nhờ nguồn thu từ du lịch mà Quan Lạn sắp tới có thể hòa điện lưới quốc gia, có nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng...
M.Duy |
(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 1-6
Bình luận (0)