xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Công lý phải được thực thi!

Tố Bình

Công luận đang đặt câu hỏi: Phải chăng trong vụ việc này có “bàn tay che mặt trời”?

Như Báo Người Lao Động đã thông tin, ngày 5-4, Ban Tuyên giáo Trung ương có văn bản gửi Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn đề nghị chỉ đạo các cơ quan chức năng địa phương khẩn trương xem xét nghiêm túc kết quả điều tra vụ phóng viên Trần Thế Dũng bị hành hung và xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Trước đó, Bộ Thông tin-Truyền thông, Hội Nhà báo VN... và dư luận cũng đã lên tiếng với mục đích cuối cùng là công lý phải được thực thi.

img
Phóng viên Trần Thế Dũng tại trụ sở Công an huyện Cao Lộc, ngày 7-4. Ảnh: NGUYỄN QUẢNG


Không thể chấp nhận


Phản hồi đến Báo Người Lao Động, bạn đọc Diệu Trang nêu: “Thật thất vọng với kết quả điều tra vụ côn đồ hành hung phóng viên Trần Thế Dũng của Cơ quan CSĐT Công an huyện Cao Lộc, tỉnh  Lạng Sơn”. Theo bạn đọc này, kết quả điều tra cho thấy 2 vấn đề: Trình độ của cơ quan điều tra quá yếu kém hoặc có sự bao che cho tội phạm.

Bức xúc không kém, bạn đọc Ngân Khánh viết: “Thật không thể tin nổi, với chấn thương sọ não kín, tụ máu quanh hốc mắt hai bên, tụ máu xung huyết hai mắt, nhiều vết bầm tím, trầy xước, răng bị tổn thương phải nẹp... mà kết quả giám định thương tật chỉ... 2% và thời gian chờ giám định cũng kéo dài một cách bất thường”.

Bạn đọc này cho rằng một vụ cố ý gây thương tích có tổ chức, cản trở nhà báo thi hành công vụ nhưng chỉ xử lý hành chính thì không thể chấp nhận được.


Bạn đọc Đỗ Hữu Thắng gay gắt hơn: “Bọn côn đồ đã ngang nhiên đánh đập nhà báo rồi chở vào đồn công an với lời thách đố: “... Xem mày làm gì được tao!”. Phải chăng chúng đang dạy cho chúng ta một bài học?”.

Bày tỏ nỗi lo chung của những người dân đang tham gia chống tiêu cực, bạn đọc Nguyễn Văn Sỹ thẳng thắn đặt vấn đề: “Vụ phóng viên Trần Thế Dũng bị hành hung mà không được xử theo đúng pháp luật thì thật bất công. Báo chí là cơ quan ngôn luận, có tiếng nói mà không thể bảo vệ cho phóng viên của mình thì làm sao bảo vệ cho những người dân tham gia chống tiêu cực?”.


Không sợ côn đồ, chỉ sợ bao che


Hầu hết các phóng viên đều khẳng định trong quá trình đấu tranh chống tiêu cực, họ không hề sợ bị côn đồ hành hung, điều mà họ lo ngại nhất là sự bao che của các cơ quan bảo vệ pháp luật cho những đối tượng này.


Phóng viên Hoàng Khương (Báo Tuổi Trẻ TPHCM) viết: “Cũng như các đồng nghiệp khác, tôi đã không ít lần “đụng” đến quyền lợi không hợp pháp của nhiều người. Để đi đến tận cùng của sự thật, tôi và các đồng nghiệp đã phải “bầm dập từ trong ra ngoài” dù biết rằng tỉ lệ thương tật của mình có thể không dưới... 2%. Nhưng qua cách hành xử của Cơ quan CSĐT Công an huyện Cao Lộc, tôi thật sự thất vọng và bất an!”.


Lo ngại của các phóng viên cũng là vấn đề được nhiều cơ quan báo chí và luật sư đặt ra. Trong bài viết ra ngày 28-3, Báo Thanh Niên đặt câu hỏi: Công an huyện Cao Lộc thiếu trách nhiệm hay cố tình bao che? Tờ báo này nêu: “Đối chiếu phần trình bày của bị hại và nội dung “thông báo kết quả điều tra” của Cơ quan CSĐT Công an huyện Cao Lộc, quả thật dư luận không thể không bức xúc”.

Cùng quan điểm trên, trong bài viết với tựa “Kết quả điều tra có vấn đề” số ra ngày 30-3, Báo Sài Gòn Giải Phóng phản ánh: “Nhiều ý kiến cho rằng trong vụ việc này có “bàn tay che mặt trời” và những bức xúc của người dân đều hướng đến việc cần có một cơ quan điều tra cấp cao hơn vào cuộc”.


Bày tỏ quan điểm của mình trên các phương tiện thông tin truyền thông, các luật sư Nguyễn Minh Tâm, Phan Trung Hoài, Trần Đình Triển, Nguyễn Minh Thuận cũng như các chuyên gia về pháp luật đều nhận định đây là vụ hành hung người thi hành công vụ có tổ chức và mang tính chất côn đồ...

Theo họ, việc xử lý nghiêm minh vụ việc có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc đấu tranh chống buôn lậu - một căn bệnh trầm kha đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế đất nước.


Nhân dân cả nước mong muốn Đảng, Chính phủ, Nhà nước cần chỉ đạo kịp thời để làm sáng tỏ và minh bạch vụ việc nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của nhân dân và bênh vực quyền lợi chính đáng của nhà báo khi tác nghiệp.


Tỉnh không cần có chủ trương (?!)


Ngày 7-4, phóng viên Trần Thế Dũng đã đến làm việc với Cơ quan CSĐT Công an huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn theo giấy triệu tập. Tại buổi làm việc, phóng viên Trần Thế Dũng trình bày lại nội dung đơn khiếu nại đã gửi tới Cơ quan CSĐT Công an huyện Cao Lộc. Theo đó, phóng viên Trần Thế Dũng đề nghị hủy quyết định không khởi tố hình sự vụ mình bị nhiều đối tượng hành hung trong khi tác nghiệp tại khu Kéo Kham, thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn vào tối 6-1-2010.


Về vụ này, chiều cùng ngày, qua điện thoại, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Vy Văn Thành cho biết: “Vụ việc sẽ được cơ quan công an xử lý theo luật định, không nhất thiết lãnh đạo tỉnh phải có chủ trương hay quan điểm” (!?).

B.Trân

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo