xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đào tạo cử nhân “được mùa, mất giá”

Bảo Trân

Số sinh viên ra trường thất nghiệp trong năm 2014 đã tăng gần gấp đôi năm 2010. Đào tạo nghề hiện cứ loay hoay với cảnh “được mùa, mất giá”

Ngày 24-4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (Ủy ban) đã tổ chức phiên giải trình của Chính phủ về việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục ĐH và vấn đề giải quyết việc làm cho sinh viên tốt nghiệp.

Học phí thấp nên chất lượng đào tạo thấp?

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Phạm Vũ Luận cho biết: Giai đoạn 2011-2014, trung bình mỗi năm có trên 400.000 sinh viên tốt nghiệp ĐH, CĐ. Đáng chú ý, số lao động trình độ ĐH, CĐ thất nghiệp năm 2014 tăng gần gấp đôi so với năm 2010.

Nguyên nhân do kinh tế suy thoái, thiếu việc làm; nhiều cơ sở giáo dục ĐH chưa chủ động đầu tư, nghiên cứu nhu cầu nhân lực của thị trường lao động theo nhu cầu xã hội. Chương trình đào tạo chưa theo kịp sự phát triển của nền kinh tế, khoa học - công nghệ. “Học phí thấp dẫn đến suất đầu tư cho mỗi sinh viên thấp, các trường không đủ nguồn lực tập trung nâng cao chất lượng đào tạo” - ông Luận thừa nhận.

Tỏ ra bi quan, đại biểu Nguyễn Xuân Trường (Hải Phòng) ví von đào tạo nghề hiện nay chẳng khác gì nền sản xuất nông nghiệp, cứ loay hoay với cảnh “được mùa, mất giá”. Đào tạo thì cứ đào tạo, còn khâu tiêu thụ, giải quyết việc làm thì chẳng giải quyết được bao nhiêu.

Tán đồng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Ngô Thị Minh đánh giá việc thiếu đồng bộ giữa giáo dục và giải quyết việc làm dẫn đến sinh viên ra trường thất nghiệp mà các trường chỉ chạy theo tuyển sinh. “Ở đây có cả trách nhiệm của Bộ Tài chính, của các bộ khi đào tạo ra mà không “tiêu thụ”, không giải quyết việc làm được mà cứ cấp ngân sách cho đào tạo” - bà Minh gay gắt.

 

Sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (TP HCM) trong giờ thực hành                                                                                Ảnh: TẤN THẠNH
Sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (TP HCM) trong giờ thực hành Ảnh: TẤN THẠNH

 

Các bộ cùng than khó

Tiếp thu ý kiến phê bình, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) Nguyễn Thanh Hòa lập luận đào tạo phải trang bị tính chủ động cho sinh viên. Nếu đào tạo tốt thì sinh viên ra trường không những giải quyết việc làm cho mình mà còn giải quyết việc làm cho người khác. Bộ LĐ-TB-XH chỉ là cơ quan tham mưu, xây dựng chính sách, ban hành văn bản cho thị trường lao động vận hành chứ không có chức năng giải quyết việc làm.

Trong khi đó, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định giải quyết việc làm một mình Bộ GD-ĐT và Bộ LĐ-TB-XH không thể làm được. Cần thay đổi nhận thức của xã hội về việc làm, về quan niệm cứ vào cơ quan nhà nước thì mới có việc.

Không đồng tình với ý kiến từ 2 bộ chức năng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Thị Minh nhấn mạnh trách nhiệm của Bộ Tài chính và các bộ, ngành khi cung cấp tài chính thì phải xác định đầu ra chứ không chỉ tính đến đầu vào, phải kết nối với các đơn vị cung cấp việc làm. Lâu nay, chúng ta đào tạo không gắn với việc làm.

Đổ lỗi cho việc thi hành Luật Giáo dục ĐH phải cần tới 15 văn bản hướng dẫn dẫn đến luật chưa đi vào cuộc sống, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận thống kê hiện mới ban hành được 10 văn bản. Bộ trưởng phân trần do một số văn bản có nội dung mới, phức tạp, chưa có kinh nghiệm thực tiễn liên quan đến nhiều bộ, ngành. Cùng với đó, việc phân công soạn thảo văn bản tập trung vào một số cơ quan, đơn vị nên không đủ thời gian, nhân lực; chưa có cơ chế hỗ trợ nguồn kinh phí hợp lý bảo đảm đủ cho công tác soạn thảo ban hành văn bản...

Người đứng đầu ngành GD-ĐT tố khổ do hạn chế về thu nhập dẫn đến không huy động được cán bộ nhà giáo có đức, có tài. “Chúng tôi vào TP HCM mời các đồng chí ĐH Quốc gia ra làm cục trưởng, vụ trưởng nhưng anh em không ra vì thấy khó khăn, không hấp dẫn. Xây dựng ban hành các văn bản nói thật chúng tôi đã cố gắng nhưng có những cái “lực bất tòng tâm” - ông Phạm Vũ Luận giãi bày.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo