xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đâu rồi tình mẫu tử!

Dương Quang

Những ai từng đọc “Những người khốn khổ” (Les Misérables) hay “Nhà thờ Đức Bà Paris” (Notre Dame de Paris) của đại văn hào Pháp Victor Hugo đều biết đến những thân phận cùng cực vào những năm 1820.

Đó là Fantine - nữ công nhân nghèo, bị đuổi việc, bị đẩy vào nghề mại dâm. Đó là người phụ nữ du mục làm nghề diễn rối, trong đêm tối bị truy đuổi đến tận nhà thờ Đức Bà Paris và bị đạp đến chết bởi ôm theo chiếc bọc bị nghi chứa đồ ăn cắp. Nữ công nhân Fantine đã làm cái nghề mạt hạng, khi mang thai mà phải bán răng, bán tóc để có tiền nuôi con. Rồi cô qua đời vì bị lao mà không kịp thấy mặt con mình (bé Cosette). Còn người phụ nữ du mục kia, dù trong chiếc bọc là một hài nhi dị dạng, gớm ghiếc (là chàng gù Quasimodo - người rung chuông nhà thờ Đức Bà Paris sau này) nhưng bà vẫn không chối từ giọt máu của mình...

Những nhân vật, tình huống hư cấu ấy ca ngợi tình mẫu tử thật đẹp và bất tử. Từ tiểu thuyết, họ bước vào cuộc đời hết sức lộng lẫy như những hình mẫu về tình yêu thương và lòng nhân từ vô bờ bến; như những bài học chói lòa về đức hy sinh của người mẹ, có giá trị vĩnh cửu, vượt mọi không gian và thời gian.

Giờ đây, triệu triệu người mẹ trên quả đất này, trên đất nước Việt Nam này vẫn vẹn nguyên tấm lòng từ mẫu. Đó là giá trị bất biến của tuyệt đại đa số người mẹ, người vợ. Đáng tiếc, tương phản với sự thiêng liêng đó là một khoảng tối thê lương được che phủ bởi một bộ phận phụ nữ đã làm điều ác nhơn thất đức khi sinh con rồi đem vất bỏ, siết cổ đến chết, thậm chí đào hố chôn sống hài nhi bé bỏng của mình.

Những câu chuyện tồi tệ ấy đã và đang diễn ra, chưa có dấu hiệu chấm dứt. Cái chết nào cũng đau lòng, những sinh linh vô tội mà phải từ giã cõi đời kiểu như thế càng đáng thương hơn. Bị lên án, trước tiên và luôn luôn, là những người mẹ đã đành đoạn tước đoạt quyền sống của con mình. Nhưng trong nhiều trường hợp, cũng dễ cảm thông với hành vi của những người mẹ ấy bởi họ đã lâm vào bi kịch không lối thoát, theo họ, chỉ có hành động như thế mới là cách cứu rỗi hoặc để... trả thù đời. Và trong cơn cùng quẫn, họ đã hành động tiêu cực.

Ông cha ta nói “hổ dữ cũng không ăn thịt con”, vậy mà ngày càng có nhiều người mẹ làm điều ngược lại với luận lý đó. Có phải những giềng mối trong xã hội, kể cả giềng mối bền chặt nhất là tình mẫu tử, cũng đã rạn nứt? Không nghi ngờ gì nữa, cuộc sống thực dụng, trọng vật chất và sự phai lạt của tình cảm gia đình, của thân bằng quyến thuộc cùng sự thiếu vắng những bài học tình thương đã khiến người ta sống vị kỷ hơn, lạnh lùng hơn và dễ làm điều ác hơn.

Lòng nhân từ của người mẹ không bao giờ hết mà chỉ vơi cạn ở một vài cá nhân nào đó một cách tạm thời. Hãy luôn nuôi dưỡng suối nguồn yêu thương bằng những câu chuyện mang tính biểu tượng về tình người, tình mẫu tử mà trường hợp cô Fantine trong “Những người khốn khổ” hay người mẹ của chàng gù Quasimodo trong “Nhà thờ Đức Bà Paris” cũng là những hình mẫu đáng học...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo