xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đủ cơ sở đóng cửa Tiên Phước 2

Bài và ảnh: QUÝ LÂM

Cơ sở Tiên Phước 2 hoạt động không có giấy phép; diện tích, điều kiện cơ sở vật chất không đáp ứng; cán bộ phụ trách không có bằng cấp, chứng chỉ; y tế, dinh dưỡng không bảo đảm

Liên quan đến cái chết của bé Hoa Quỳnh tại ngôi “chùa” tự phát Tiên Phước 2 nằm trên địa bàn phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân - TPHCM (Báo NLĐ ngày 10, 11 và 12-1 đã thông tin), theo tìm hiểu của chúng tôi, trước khi mất, bé Quỳnh đã có triệu chứng bệnh trở nặng (hay nôn ói, mặt tím tái) từ nhiều ngày trước nhưng bà Nguyễn Thị Vân vẫn không đưa đi bệnh viện để cứu chữa.
 
Đến đêm 9-1, khi bé Quỳnh co giật và lả dần đi thì bà Vân mới gọi điện kêu xe đến chở bé đi. Do quá muộn nên Hoa Quỳnh đã chết trên đường và việc đưa đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 chỉ còn tác dụng để làm giấy chứng tử.

img
Các em bé tại Tiên Phước 2 thường xuyên té ngã do nơi ở không bảo đảm an toàn và thiếu người trông coi
 
Tiên Phước 2 không đủ điều kiện hoạt động
 
Điều dư luận đang quan tâm là vì sao UBND phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân đã nhanh chóng làm giấy khai tử để bà Vân vội vã đưa thi thể cháu Quỳnh đến nghĩa trang Bình Hưng Hòa hỏa táng khi trời chưa kịp sáng?
 
Lý giải điều này, bà Nguyễn Thị Bích Tuyền, Phó Chủ tịch UBND phường Bình Hưng Hòa B, nói: “Chúng tôi làm giấy khai tử thì bà Vân mới có thể đưa đi hỏa táng được. Vì bà Vân có làm giấy khai sinh cho Hoa Quỳnh nên việc hỏa táng hay chôn cất là quyền của bà ta” (?!).
 
Theo luật sư Trương Thị Hòa, đây không phải là chuyện của một cá nhân hay gia đình nên việc hỏa táng ngay cháu bé mà cơ quan chức năng không làm các thủ tục lập biên bản, khám nghiệm tử thi để xác định nguyên nhân và truy trách nhiệm là sai.
 
Về tình trạng hoạt động của cơ sở Tiên Phước 2, làm việc với phóng viên Báo NLĐ ngày 12-1, ông Huỳnh Tấn Dũng, Chánh Thanh tra Sở LĐ-TB-XH TPHCM, cho biết chưa thể ký vào bản kết luận thanh tra đối với cơ sở này do có nhiều điểm cần phải làm rõ hơn.
 
“Điều chúng tôi quan tâm là phải xác định cơ sở này có đủ điều kiện nuôi dạy trẻ mồ côi, cơ nhỡ hay không để làm căn cứ cho việc xử lý. Tuy nhiên, trên thực tế, nơi này không đủ cơ sở pháp lý để hoạt động. Cụ thể như chưa có giấy phép; diện tích, điều kiện cơ sở vật chất không đáp ứng; cán bộ phụ trách không có bằng cấp, chứng chỉ; y tế, dinh dưỡng không bảo đảm... là không bảo đảm. Hơn nữa, đã xảy ra 3 cái chết của trẻ được nuôi dưỡng tại đây!”. 
 
Đề nghị đóng cửa
 
Trao đổi với phóng viên Báo NLĐ, bà Nguyễn Thị Hồng Bạch, Trưởng Phòng LĐ-TB-XH quận Bình Tân, cho biết đang làm tờ trình gửi UBND quận đề nghị đóng cửa Tiên Phước 2, khi đó các cháu còn lại sẽ được gửi đến các trung tâm bảo trợ xã hội Nhà nước trên địa bàn TPHCM để nuôi dưỡng.
 
Theo bà Bạch, qua buổi làm việc ngày 11-1 với bà Nguyễn Thị Vân, tổ công tác đã thẩm định, rà soát lại một lần nữa cơ sở pháp lý cũng như điều kiện thực tế và những vi phạm tại đây để đi đến quyết  định cuối cùng là chấm dứt hoạt động bất hợp pháp của Tiên Phước 2.
 
Trong buổi làm việc này, bà Vân đã ký vào biên bản thừa nhận các vấn đề đã được cơ quan chức năng xác định. “Vấn đề này đang rất bức xúc, do vậy chúng tôi sẽ xử lý rốt ráo trong thời gian sớm nhất”- bà Bạch khẳng định.
 
Liên quan đến vấn đề này, ông Phạm Văn Mười, Phó Chủ tịch UBND quận Bình Tân, cũng cho biết những công việc mà chính quyền địa phương và các ban, ngành đang gấp rút tiến hành trong những ngày gần đây là nhằm đi đến kết thúc hoạt động của Tiên Phước 2, một cơ sở vốn nhiều tai tiếng đóng trên địa bàn. 
 

Luật sư Trương Thị Hòa, Đoàn Luật sư TPHCM:

Cần làm rõ các dấu hiệu vi phạm hình sự

 
Theo những gì báo chí phản ánh thì đây là một chuyện rất bức xúc, phải giải quyết sớm. Các cơ quan Nhà nước cần xem xét lại công tác quản lý không chặt chẽ, để cá nhân lợi dụng việc làm từ thiện khai thác những đứa trẻ mồ côi, gây thiệt hại cho các cháu. Trách nhiệm thuộc về ngành LĐ-TB-XH và chính quyền địa phương. Về cá nhân bà Nguyễn Thị Vân, theo tôi đã có các dấu hiệu vi phạm Luật Hình sự mà cơ quan điều tra cần phải làm cho rõ.
 
Tại điều 110 Bộ Luật Hình sự, người nào đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Nếu phạm tội với người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật thì bị phạt tù từ một năm đến 3 năm. Cách đối xử của chủ cơ sở này đối với trẻ mồ côi, để trẻ bệnh tật, suy kiệt dẫn đến chết mà không kịp đưa đi cấp cứu cũng là dấu hiệu hành hạ người khác, vì không chỉ có một trường hợp mà đã có 3 em nhỏ bị chết tại đây rồi. Ngoài ra, nếu có thủ đoạn lợi dụng việc nuôi trẻ mồ côi để vụ lợi tiền của đóng góp từ thiện thì đây là dấu hiệu của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại điều 139 Bộ Luật Hình sự.
 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo